Precariat – Giai cấp mới nguy hiểm (chương 6)

MỘT NỀN CHÍNH TRỊ ĐỊA NGỤC

Nhà nước tân-tự do là tân-Darwin chủ nghĩa, bởi vì nó tôn sùng tính cạnh tranh và ca tụng trách nhiệm cá nhân không bị kiềm chế, với một sự ác cảm đối với bất cứ thứ gì tập thể mà đã có thể cản trở các lực lượng thị trường. Vai trò của nhà nước được xem chủ yếu như lập và củng cố luật trị (rule of law). Nhưng luật trị đã chẳng bao giờ là tối thiểu chủ nghĩa, như vài nhà tân-tự do mô tả nó. Nó là xâm phạm và được định hướng để kiềm chế sự không tuân thủ và hoạt động tập thể. Việc này mở rộng ra cái Wacquant (2008: 14) đã gọi là ‘sự rút phép thông công công khai của các loại người xử sự sai lệch’, nhất là ‘các tên côn đồ đường phố’, ‘những người thất nghiệp’, ‘những kẻ hay xoáy trộm’, những người thất bại, những người thua cuộc với những sai lầm tính cách và những thiếu sót ứng xử.

Thị trường là hiện thân của phép ẩn dụ Darwinian, ‘sự sống sót của kẻ thích hợp nhất’. Nhưng nó có một khuynh hướng gây lo lắng để biến những người đấu tranh thành những kẻ không thích hợp và bất lương, để bị trừng phạt, bị giam giữ hay bị cấm vào. Các chính sách và các định chế được xây dựng mà coi mọi người như người không thích hợp hay bất lương tiềm tàng. Thí dụ, những người ‘nghèo’ phải chứng minh họ không ‘lười’ hay rằng họ gửi con của họ đến trường đều đặn để nhận được quyền hưởng trợ cấp nhà nước.

Precariat lởn vởn gần đường ranh giới, bị phơi ra cho hoàn cảnh mà có thể biến họ từ những người tranh đấu thành những kẻ hư hỏng và những kẻ thất thường dễ nghe theo các chính trị gia dân túy và những kẻ mị dân. Đây là vấn đề chính ở dưới chương này.

Xã hội panopticon (nhà tù lý tưởng)

Trong lúc ‘nhà máy xã hội’ là một hình ảnh không đúng về cuộc sống cho precariat được xây dựng thế nào, một hình ảnh tốt hơn là một ‘xã hội panopticon’, mà trong đó mọi lĩnh vực xã hội được thành hình theo hình dung của các bài báo panopticon của Jeremy Bentham năm 1787 (Bentham, 1995). Nó không chỉ là những gì được chính phủ làm mà là những gì được nhà nước cho phép trong một xã hội có vẻ ‘thị trường tự do’.

Chúng ta hãy nhớ lại tầm nhìn của Bentham. Ông được biết đến như cha đẻ của thuyết vị lợi, quan điểm rằng chính phủ phải đẩy mạnh ‘sự hạnh phúc lớn nhất của số người đông nhất’. Việc này cho phép một cách thuận tiện cho một số người để duy lý hóa làm cho thiểu số hết sức khốn khổ, vì lợi ích của sự duy trì hạnh phúc của đa số. Bentham đã đưa việc này theo một chiều gây khiếp sợ, trong một thiết kế cho một nhà tù lý tưởng. Một lính gác nhìn thấy tất cả ở trong một chòi canh cao quan sát các tù nhân ở các xà lim của họ trong một tòa nhà vòng tròn. Lính gác có thể thấy họ, nhưng họ không thể thấy anh ta. Quyền lực của lính canh nằm ở sự thực rằng các tù nhân không biết liệu anh ta có theo dõi hay không, và như thế, vì sợ, hành động cứ như anh ta đang rình. Bentham đã sử dụng cụm từ ‘một kiến trúc được chọn’, mà bằng cách đó ông đã muốn nói rằng các nhà chức trách có thể xui khiến các tù nhân cư xử theo những cách mong muốn.

Điểm chính đối với Bentham đã là tù nhân được trao một sự lựa chọn bề ngoài. Nhưng, nếu anh ta đã không đưa ra lựa chọn đúng, mà là lao động cần cù, thì anh ta bị để cho ‘tiều tụy dựa vào bánh mì tồi và uống nước, mà không có ai để nói với’. Và các tù nhân phải bị cô lập, để ngăn họ tạo thành ‘một sự phối hợp trí óc’. Ông đã nhận ra, hệt như các nhà tân-tự do nhận ra, rằng năng lực hành động tập thể sẽ gây nguy hại cho dự án panopticon.

Nó là một ý tưởng Michel Foucault đã bàn đến trong các năm 1970 như một phép ẩn dụ cho việc tạo ra ‘những người dễ bảo’. Bentham đã tin thiết kế panopticon của ông có thể được sử dụng cho các bệnh viện, các bệnh viện tâm thần, các trường học, các nhà máy, nhà tế bần và tất cả các định chế xã hội. Quanh thế giới thiết kế của ông đã được làm theo và đã được mở rộng một cách cẩu thả bởi các thành phố công ty thế kỷ thứ hai mươi mốt. Trường hợp tồi nhất cho đến nay là Thẩm Quyến, nơi 6 triệu công nhân bị theo dõi bởi các camera truyền hình mạch kín (CCTV) ở mọi nơi họ đi và nơi một cơ sở dữ liệu toàn diện theo dõi cách cư xử và tính cách và, được mô hình hóa trên công nghệ được quân đội Mỹ phát triển. Ta có thể nói về ‘chủ nghĩa Thẩm Quyến-Shenzhenism’ theo cách mà các nhà khoa học xã hội nói về ‘Fordism’ và ‘Toyotism’ như các hệ thống kiểm soát sản xuất và việc làm. ‘Shenzhenism’ kết hợp sự giám sát thị giác với ‘dataveillance-theo dõi dữ liệu’ và các khuyến khích và trừng phạt ứng xử để sàng lọc những người không mong muốn ra, nhận diện các công nhân tuân thủ phù hợp và xui khiến các công nhân nghĩ và cư xử theo cách các nhà chức trách muốn.

Xâm phạm sự riêng tư

Các kỹ thuật panopticon đang hành quân. Chúng ta hãy bắt đầu với một khía cạnh quan trọng của cuộc sống, sự riêng tư hay không gian cho sự riêng tư, nơi chúng ta sống với các bí mật và các xúc cảm và không gian quý giá nhất của mình. Nó là một loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Những gì được chính thống hóa như sự riêng tư lệ thuộc vào diễn giải pháp lý, và các quyết định pháp lý đã có khuynh hướng làm co nó lại. Nhưng xu hướng panopticon là tàn nhẫn. CCTV ở đâu cũng có, được không chỉ cảnh sát dùng mà cả các công ty an ninh tư nhân, các doanh nghiệp và các cá nhân nữa. Cảnh cũng chẳng đơn thuần cho việc sử dụng riêng. Hãy xét một thí dụ nhỏ. Một cư dân trong một khu hung bạo của San Francisco, lo về an toàn đường phố, đã lập Adam’s Block như một website truyền video được lấy từ một ngã tư. Site đã bắt buộc phải đóng lại sau các đe dọa và các lời phàn nàn với người chủ webcam rằng sự riêng tư đã bị lạm dụng. Nhưng những người khác đã bí mật lắp các camera trong cùng vùng, phát trực tiếp dưới một tên mới, cho là để ‘trao quyền cho công dân để chống tội phạm và cứu mạng người’. Nghe nói có nhiều webcam khu lân cận tương tự khắp Hoa Kỳ.

Google Street View, được khởi động trong 2007, đã thu hút rồi sự chú ý của các nhà điều tiết bảo vệ dữ liệu ở Bắc Mỹ và Châu Âu vì nhận được một cách bất hợp pháp (rõ ràng không cố ý) thông tin cá nhân từ các mạng không dây không an toàn dọc theo các con đường mà các camera của Google đã đi. Street View để lộ các nhà, ô tô và các hoạt động của người dân cho cả thế giới xem, và không có cách nào để phản đối ngoài việc yêu cầu một cách lịch sự rằng các ảnh được làm mờ đi. Đấy là cái gì đó ít người sẽ biết làm sao để làm, giả sử họ đã kiểm tra những gì Street View đã thu được lần thứ nhất.

Truyền thông xã hội, như Facebook, cũng làm co vùng riêng tư lại, vì người sử dụng, hầu hết là những người trẻ, tiết lộ, tự giác hay không tự giác, các chi tiết riêng tư nhất của mình cho ‘các bạn’ và nhiều người khác nữa. Các dịch vụ dựa trên sự định vị đưa việc này thêm một bước nữa, để những người sử dụng báo cho ‘các bạn’ vị trí của họ (và cho phép các doanh nghiệp, cảnh sát, bọn tội phạm và những người khác cũng biết). Mark Zuckerberg, người sáng lập và tổng giám đốc Facebook, đã nói với các doanh nhân Silicon Valley: ‘Người dân đã thực sự trở nên thoải mái không chỉ chia sẻ nhiều thông tin hơn và các loại khác nhau, mà cũng mở hơn và với nhiều người hơn . . . Chuẩn xã hội đó đúng là cái gì đó mà đã tiến triển’.

Sự giám sát nhắc các hình ảnh về một ‘nhà nước cảnh sát’, và chắc chắn nó bắt đầu với cảnh sát, tăng cường một sự phân chia giữa cảnh sát và người bị theo dõi. Sự giám sát cũng xui ‘giám sát ngược’, theo dõi các kẻ theo dõi. Tại các cuộc biểu tình chống một cuộc họp G20 ở London năm 2009, một video nghiệp dư được ghi trên một điện thoại di động đã cho thấy một cảnh sát đang đánh một người đi dạo vô tội trên phố; người đàn ông đã chết. Nó đã là một lời nhắc nhở rằng các lính gác không nhất thiết là những người bảo vệ. Và khi giám sát ngược tăng lên, sự giám sát của cảnh sát sẽ trở nên ngừa trước hơn. Những người theo dõi cảnh sát sẽ biến thành các loại bị xử lý bởi vì họ là một mối đe dọa đối với cảnh sát

Sự xâm phạm riêng tư và khả năng công nghệ để nhòm sâu vào đời sống chúng ta là một cơ sở cho sự mở rộng panopticon và các mục tiêu của nó vào mọi khía cạnh  của cuộc sống. Thậm chí có sự giám sát từ bên trong thân thể. Các viên thuốc mới được các công ty dược Mỹ sản xuất sẽ cung cấp cho các bác sĩ dữ liệu từ bên trong cơ thể. Một số người có thể coi việc này như có ích và là một vấn đề về lựa chọn tự do. Nhưng tình hình có thể nảy sinh ở nơi, nếu chúng ta không đồng ý với sự giám sát bên trong, phí bảo hiểm sức khỏe (hay khác) có thể bị tăng hay chúng ta có thể bị từ chối bảo hiểm. Công nghệ như vậy có thể trở thành bắt buộc hay được thực thi bởi các hãng bảo hiểm.

Trên internet, sự giám sát là việc kinh doanh. Thông tin từ các tìm kiếm web của người dân, các trang truyền thông xã hội và các hoạt động internet khác theo thường lệ được cấp cho các công ty thương mại. Kết nối mạng xã hội có thể đã bắt đầu như ‘những cuộc gặp gỡ thân mật loại thị dâm’. Nhưng nó đang trở thành ‘sự giám sát đồng lõa’, được chấp nhận cho các động cơ thương mại hay hay nham hiểm hơn. Một xã hội theo dõi-mạng đang được xây dựng.

Như Kế hoạch Băng thông rộng Quốc gia Hoa Kỳ (Federal Communications Commission, 2010) chỉ ra, bây giờ là có thể cho một hãng duy nhất để xây dựng các tiểu sử ‘căn cước số’ cá nhân, ‘bao gồm các tìm kiếm web, các site đã thăm, dòng click, các tiếp xúc email và nội dung, các tìm kiếm bản đồ, vị trí địa lý và các sự di chuyển, các cuộc hẹn theo lịch, danh bạ điện thoại di động, các hồ sơ sức khỏe, các hồ sơ giáo dục, việc sử dụng năng lượng, các ảnh và video, và các mạng xã hội, các vị trí đã ghé, các sở thích ăn, đọc, giải trí, và lịch sử mua hàng’. Hầu hết người dân không biết thông tin nào được thu thập về họ và ai có sự tiếp cận đến nó.

Khi Facebook khai trương Facebook Beacon trong 2007, tự động gửi ‘các bạn’ các chi tiết mua hàng online của các thành viên, một chiến dịch giám sát ngược của MoveOn.org đã buộc nó chuyển ứng dụng sang một chương trình ‘tùy-chọn (opt-in)’. Trong 2009 Beacon đã bị đóng lại tiếp sau một vụ kiện tập thể về riêng tư. Nhưng Facebook vẫn đang thu thập thông tin về các thành viên từ các nguồn khác, như các báo, các dịch vụ tin nhắn và các blog, ‘để cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích và một trải nghiệm được cá nhân hóa hơn’. Hầu hết người dùng, do quán tính hay sự không biết, chấp nhận các cài đặt riêng tư mặc định của Facebook, mà chia sẻ thông tin rộng rãi. Theo một điều tra Mỹ, 45 phần trăm các chủ sử dụng lao động đã kiểm tra các tiểu sử mạng xã hội của các nhân viên triển vọng. Những người dùng không-Mỹ cũng đồng ý, mà không coswj nhận ra nó, để dữ liệu cá nhân được chuyển sang và xử lý ở Hoa Kỳ. Những người dùng không được báo dữ liệu được dùng khi nào và như thế nào.

Những sự kiểm soát riêng tư website đã không hoạt động tốt. Các hệ thống điện tử đã làm xói mòn sự riêng tư và trao cho nhà nước các công cụ hùng mạnh để xây dựng một hệ thống panopticon với chúng. Những người trong precariat là dễ bị tổn thương nhất bởi vì họ ham mê các hoạt động mà mở cho sự giám sát và các phán quyết chủ quan bởi vì họ bị phơi ra nhiều hơn với các hậu quả.

Sự nghe trộm không có lệnh của tòa cũng đang lan ra, giám sát tất cả chúng ta. ‘Chiến tranh chống khủng bố’ đã đưa xã hội panopticon đến gần hơn. Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) Hoa Kỳ đã đề xuất nhận diện số và các kỹ thuật giám sát như một hệ thống toàn cầu (Bamford, 2009). Bây giờ nó có thể cho phép tiếp tục sự tiếp cận không-được hợp pháp hóa đến mọi thứ chúng ta làm về mặt điện tử hay qua đường điện thoại. Tổ hợp công nghiệp-giám sát là toàn cầu. Người Trung Quốc đang địch được Hoa Kỳ. Khi Đại hội Quốc Dân họp ở Bắc Kinh năm 2010, 700.000 nhân viên an ninh đã được triển khai khắp thành phố. Bên trong Đại Lễ Đường Nhân dân, báo chí thuật lại rằng các kiến nghị được các đại biểu đưa ra đã gồm những lời kêu gọi chính phủ tiếp quản tất cả các quán internet café và mọi điện thoại di động phải được trang bị camera giám sát. Chẳng bao lâu nữa sẽ là không thể để kể.

Sự học panopticon

Nó bắt đầu sớm. Các trường và các đại học sử dụng các phương pháp điện tử để dạy, giám sát, kỷ luật và tiếp cận. Một nhà kinh doanh Thụy Điển đã tạo ra một mô hình dạy ở trường tự động phần lớn, được sử dụng cho hàng ngàn học sinh Thụy Điển, mà được xuất khẩu với thành công thương mại. Trẻ em được giám sát chặt chẽ, nhưng chúng gặp các giáo viên của chúng chỉ 15 phút một tuần. Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đã bị lôi cuốn bởi hệ thống cho các trường công ở London.

Một số trường ở Hoa Kỳ đã cung cấp cho học sinh máy xách tay có phần mềm an ninh cho phép kích hoạt từ xa webcam của máy tính, cho phép họ quan sát học sinh vào bất cứ thời gian nào mà chúng không biết. Một vụ kiện tập thể do các học sinh đưa ra trong tháng Hai 2010 chống lại một học khu ở ngoại ô Philadelphia sau khi một trường đã kết tội một học sinh về ham mê ‘cư xử không đúng đắn ở nhà nó’. Việc này đã chắc chắn là một sự vi phạm các quyền dân sự của nó. Và ngoài việc mở ra các khả năng hăm dọa tống tiền, công nghệ như vậy cũng cung cấp năng lực panopticon để tạo ra các đầu óc và thân thể dễ bảo. Một trường cấp hai ở South Bronx, New York, đã lắp đặt phần mềm vào các laptop sao cho các viên chức có thể xem bất cứ thứ gì được hiển thị trên màn hình. Trợ lý hiệu trưởng của trường đã dùng một phần của mỗi ngày để kiểm tra những gì các hoạc sinh làm, thường quan sát thấy chúng dùng Photo Booth, một chương trình sử dụng webcam để biến màn hình thành một chiếc gương ảo. ‘Tôi luôn thích quấy rầy chúng và chụp ảnh chúng’, ông nói với một chương trình thời sự.

Hầu hết chúng ta không biết nếu chúng ta có phải chịu các thực hành như vậy. Các trẻ em Philadelphia đó chắc chắn đã không biết. Sự thực rằng có các kỹ thuật để theo dõi sự cư xử, và dữ liệu có thể được truy cập và được sử dụng khi người dân chuyển vào cuộc sống trưởng thành của họ. Đó là cái đang diễn ra.

Thuê, sa thải và kỷ luật nơi làm việc

Sự xâm lấn của bộ máy panopticon vào các chiến lược thuê, kỷ luật, cất nhắc và sa thải của các công ty và các tổ chức về cơ bản đã không được kiểm tra. Nó đặc biệt gây nguy hiểm cho các cơ hội cuộc sống của precariat, theo những cách tinh vi và đa dạng.

Nhà nước tân-tự do tự cho là ủng hộ các thực hành không phân biệt đối xử lao động, loan báo cơ hội bình đẳng như thực chất của ‘meritocracy-chế độ trọng dụng nhân tài’. Nhưng trên quy mô lớn nó đã nhắm mắt với các kỹ thuật và thực hành phân biệt đối xử dựa trên sự giám sát điện tử, các thị trường bảo hiểm và nghiên cứu được bao cấp về tâm lý học ứng xử. Sự phân biệt đối xử kết quả là tế nhị hơn nhưng hoạt động theo cùng cách như các hình thức thô thiển dựa trên giới, chủng tộc, tuổi tác hay học hành. Sự bóp méo mới đây nhất là tiểu sử sơ lược genetic. Là thích đáng rằng nghiên cứu quyết định đã được tiến hành ở Singapore độc đoán. Một nghiên cứu ở đó đã cho thấy những người với một biến thể cá biệt của một gene (được gọi là HTR2A) là ít buồn rầu thế nào và có khả năng hơn để trở thành các công nhân dễ bảo. Thông điệp là gì về nghiên cứu mở đường này? Cho các công nhân tạm thời biến thể HTR2A nào đó hay loại bỏ những người mà không có nó?

Các hormone cũng đóng vai trò của chúng. Nghiên cứu ở Nhật Bản gợi ý rằng những người với các mức thấp của hormone căng thẳng cortisol đã chuẩn bị sẵn sàng hơn những người với các mức cao hơn để chấp nhận thu nhập thấp hiện thời trong hy vọng nhận được nhiều hơn muộn hơn. Nếu giả như bạn thuê ai đó cho một việc làm tạm thời, bạn sẽ tuyển người nào nếu bạn biết các mức hormone của họ? Rồi có testosterone nữa. Các mức cao đi với một khát vọng để thống trị và làm liều. Đối với hầu hết việc làm, đặc biệt các việc làm bấp bênh, các chủ không muốn các công nhân bị thất vọng bởi địa vị thấp và sự kiểm soát cao. Nghiên cứu Singapore cho biết rằng testosterone cao hạ bớt khả năng của một người để là một thành viên nhóm tuân theo.  Không khó để nhận diện mức testosterone của ai đó – một que tăm bông miệng sẽ làm. Hoặc các hãng có thể nghĩ ra ‘các xét nghiệm năng lực’ mà người xin việc phải hoàn thành.

Precariat nên cẩn trọng, vì cách ta sống tác động đến mức testosterone. Nếu bạn sống một cuộc sống hứng thú, nó tăng; nếu bạn sống một cuộc sống dễ bảo, nó xuống. Sự tiếp cận việc làm có thể phụ thuộc vào việc giữ nó thấp! Một số người sẽ gạt bỏ các kịch bản như vậy như sự phao tin đồn gây hốt hoảng. Nhưng mục đích của nghiên cứu genetic này là gì? Trừ phi có những kiểm soát về việc sử dụng nó, sự sàng lọc ứng xử sẽ chỉ tăng mạnh hơn. The Economist (2010c) đã tỏ ra hăng hái rằng nó sẽ làm cho ‘khoa học quản lý thành một khoa học thật’. Ngược lại, chắc có nhiều khả năng hơn nó dẫn đến social engineering (kỹ xảo xã hội).

Ngoài những diễn tiến này, một số gia tăng các hãng Mỹ loại bỏ những người xin việc có hồ sơ tín dụng xấu, tin họ sẽ trở thành các nhân viên mạo hiểm. Như thế cách cư xử quá khứ bên ngoài công việc của bạn được dùng chống lại bạn. Các công ty đang làm việc này một cách có hệ thống, cũng dựa trên các site kết nối mạng xã hội để đánh giá các nét tính cách cũng như hạnh kiểm xấu quá khứ, các mối quan hệ và vân vân. Nhưng đấy là sự phân biệt đối xử không công bằng. Có nhiều nguyên nhân cho một bùa mê về ‘tín dụng xấu’, kể cả bệnh tật hay một tai họa gia đình. Sự sàng lọc bí mật bằng các proxy (đại diện) thô thiển cho ứng xử có thể xảy ra là không công bằng.

Chúng ta đã nhắc tới sớm hơn, các hãng đang đòi hỏi ra sao rằng những người xin việc viết ra các CV tốn thời gian và rằng ở giai đoạn nào đó sẽ có sự phản kháng. Sự phản kháng anomic đó sẽ, qua những sự từ chối buồn bã để tuân theo? Hay nó sẽ là một hành động ‘nổi loạn thô sơ’, như tấn công ồ ạt với các đơn xin việc giả? Hay nó sẽ là một sự phản kháng chính trị, qua sự kháng cự có tổ chức, bằng một chiến dịch vận động để hạn chế các ranh giới của sự sàng lọc nhân cách, bằng đặt ra các quy tắc cho những gì các công ty phải và không được làm? Cách phản kháng cuối có thể trở thành một biểu hiện danh dự, được tôn trọng bởi những người có sự thấu cảm cho hoàn cảnh của precariat, như một sự khẳng định quyền riêng tư, một sự bác bỏ sự xâm phạm.

Ngoài sự tuyển dụng, panopticon ở trong yếu tố của nó tại các chỗ làm việc tertiary. Chủ nghĩa tư bản công nghiệp quốc gia đã đẻ ra nhiều thành phố công ty. Đã có hơn 2.500 ở Hoa Kỳ (Green, 2010). Trong các hình thức được sửa đổi, khái niệm gia trưởng này đã vẫn còn, một số đang tiến hóa thành các tác phẩm công ty to lớn. Như IBM và PepsiCo có các khu quy mô-thành phố giữa đồng không mông quạnh. Người Trung Quốc đã đi xa hơn với Thẩm Quyến; Foxconn là kẻ dẫn đầu toàn cầu. Nhưng tất cả chúng đều phô bày một panopticon xã hội thị trường.

Trong đầu 2010, đã được tiết lộ rằng các hãng Wall Street đã tuyển dụng các đặc vụ CIA tại ngũ ‘làm thêm’ để đào tạo các nhà quản lý về những kỹ thuật ‘đánh giá ứng xử chiến thuật’. Đấy là những cách kiểm tra về tính trung thực của nhân viên bằng cách hiểu các manh mối lời nói và ứng xử, như sự bồn chồn hay việc sử dụng các phát biểu định phẩm chất như ‘chân thật’ và ‘thẳng thắn’.

Sự riêng tư trong các việc làm đang bốc hơi. Hầu hết các hãng Mỹ bây giờ đòi hỏi nhân viên mới ký các chính sách truyền thông điện tử nói rõ họ không có quyền riêng tư nào hay quyền sở hữu nào đối với bất cứ nội dung nào trên các máy tính của công ty. Bất cứ gì đặt trên một máy tính đều thuộc về công ty. Tất cả các ghi chép, ảnh và bản nháp đều bị chuyển nhượng. Hơn nữa, bây giờ các hãng thích loại bỏ một nhân viên ngay lập tức hơn là để họ phục vụ một giai đoạn thông báo, mà trong đó họ có thể tải xuống thông tin, danh sách tiếp xúc và vân vân.

Hai phần ba các chủ Mỹ giám sát bằng điện tử việc sử dụng internet của các nhân viên, theo một điều tra năm 2010 của American Management Association và ePolicy Institute. Nó là sự kiểm soát từ xa, vì các nhân viên không biết nếu họ đang bị theo dõi. Họ bị giám sát về quấy rối tình dục, chê bai lãnh đạo, tiết lộ bí mật thương mại và vân vân.

Ban quản lý bây giờ có thể xem các màn hình máy tính, chộp được các sự gõ phím máy tính, nhận diện các website hay được lui tới và theo dõi nơi đang có mặt của các nhân viên qua các điện thoại di động có khả năng định vị GPS, các webcam và các video camera bé tẹo. Lewis Maltby, tác giả của Họ Có thể Làm Điều đó-Can They Do That? (2009), đã quy sự giám sát gia tăng cho áp lực tài chính, mà đã khiến các hãng muốn thiết chặt sự kiểm soát và hạ các chi phí, và cho sự dễ dàng tăng lên để làm việc đó. Các công ty có thể mua phần mềm máy-giám sát và các camera theo dõi công nhân ở một cửa hàng địa phương hay qua các nhà bán lẻ trên internet. Dễ thế đấy.

Smarsh, một trong nhiều hãng cung cấp các hệ thống giám sát, phục vụ hơn 10.000 công ty Mỹ. Tổng giám đốc (CEO) của nó đã khoe khoang, ‘Các nhân viên phải cho rằng họ sẽ bị theo dõi’. Một điều tra toàn quốc đã thấy rằng một trong hai nhân viên đã biết ai đó bị đuổi vì sự dùng sai email hay internet; nhiều người cũng đã nói họ biết ai đó bị sa thải vì việc sử dụng điện thoại di động không đúng, việc sử dụng sai nhắn tin ngay hay nhắn tin văn bản không thích hợp. Giám sát cho sa thải đã tăng nhiều như cho tuyển dụng và cho kỷ luật bình thường. Sự giám sát là trực tiếp, cá nhân và xâm phạm. Nó sẽ trở nên như thế nhiều hơn.

Một hình thức giám sát nhân viên được chính phủ Công Đảng của Vương Quốc Anh ủng hộ đã là phân loại online các nhà cung cấp dịch vụ bởi ‘các khách hàng’. Việc này giống sự điểm mặt vạch tên, một cách đê tiện để tìm cách kiểm soát bằng sự bôi nhọ. Bộ trưởng y tế đã đưa ra một sơ đồ mà qua đó các bệnh nhân đã có thể đánh các bác sĩ. Một xã hội đòi hỏi phản hồi liên miên không tin cậy các nhà chuyên nghiệp của nó là các nhà chuyên nghiệp. Website đánh giá bác sĩ đã tiếp theo việc giám sát tương tự các giáo viên. Họ có phải bị săn đuổi bởi những đứa trẻ mà khoái trá nhẫn tâm trong việc bôi nhọ họ, mà không có bất cứ ý thức nào về trách nhiệm giải trình? Nó bị rủi ro để biến các nhà chuyên nghiệp thành những người bị thương còn đi được và đẩy họ theo hướng precariat. Vì sao phải chịu rủi ro bị hạ nhục online do là nghiêm khắc? Hãy cho chúng cái chúng muốn! Đây là một ảo tưởng về sự trao quyền mà làm giảm trách nhiệm và tính chuyên nghiệp. Chẳng bao lâu nữa, mọi người sẽ đánh giá mọi người khác.

Nhà nước như kẻ gia trưởng tự do chủ nghĩa (libertarian)

Một triển vọng mới về chính sách xã hội và kinh tế là kinh tế học hành vi, mà đã tạo ra chủ nghĩa gia trưởng tự do chủ nghĩa. Nudge (Hích), một cuốn sách có ảnh hưởng của Cass Sunstein và Richard Thaler (2008), hai cố vấn có cơ sở Chicago và bạn của Barack Obama, đã lấy làm tiền đề ý tưởng rằng người dân có quá nhiều thông tin và như thế đưa ra các quyết định phi duy lý. Người dân phải được hướng dẫn, hay được hích nhẹ, để đưa ra những quyết định vì lợi ích tốt nhất của họ. Các tác giả đã không quy ý tưởng cho Bentham nhưng nói nhà nước phải tạo ra ‘một  kiến trúc được chọn’.

Khi trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, Obama đã chỉ định Sunstein đứng đầu Cơ quan Thông tin và các Vấn đề Điều tiết, đóng trong Nhà Trắng. Trong lúc đó, ở Vương Quốc Anh, lãnh tụ đảng Bảo thủ David Cameron đã bảo các thành viên quốc hội đọc cuốn sách; khi trở thành Thủ tướng trong 2010 ông đã lập ra Nhóm Hiểu thấu Ứng xử-Behavioural Insight Team, nhanh chóng được gán cho cái tên ‘Nudge Unit-Đơn vị Hích’, ở Downing Street, do Thaler  tư vấn. Nhiệm vụ đã là khiến người dân đưa ra các quyết định ‘tốt hơn’, vì lợi ích của ‘xã hội’.

Lái người dân luôn luôn là đáng ngờ. Làm sao chúng ta biết rằng kẻ hích biết cái gì là tốt nhất cho bất kể cá nhân nào? Kiến thức quy ước hôm nay trở thành sự sai lầm hôm qua. Hết lần này đến lần khác, các chính sách hoặc thực hành có vẻ dại dột muộn hơn lại trở thành tiêu chuẩn và ngược lại. Ai chịu trách nhiệm pháp lý nếu quyết định được hướng dẫn tỏ ra sai hay nếu nó dẫn đến một tai nạn?

Như một thí dụ về việc hích tiếp diễn ra sao, trong 2010 Cục Chăm sóc Sức khỏe Anh (UK NHS) đã gửi một thư chào cho người dân một ‘hồ sơ chăm sóc tóm tắt’, trao lịch sử y tế của họ, mà được làm cho sẵn có cho bất kể  người chăm sóc sức khỏe nào. Những người nhận được lá thư đã đối mặt với một ‘môi trường lựa chọn’ được thiết kế có chủ ý, đòi hỏi một quyết định để chọn không tham gia hoặc được bao gồm một cách tự động. Nhưng đã không có biểu chọn-ra nào đính kèm, như thế người dân muốn làm vậy đã phải đi sang một website, tìm một biểu mẫu để tải về, in ra, ký vào, gửi như một lá thư cho bác sĩ đa khoa (GP) của mình và hy vọng nó sẽ được làm theo. Các chướng ngại quan liêu đã được cố ý dựng lên, làm tăng chi phí của việc không tham gia và trao một thiên kiến cho ‘sự đồng ý được giả định’.

Những người ít khả năng nhất để không tham gia là những người vô học, nghèo và ‘bị loại trừ về mặt số,’ hầu hết là người già không có truy cập đến các tiện ích trực tuyến. Vào 2010, 63 phần trăm của tất cả những người trên tuổi 65 ở Vương Quốc Anh đã sống trong hộ gia đình mà không có truy cập internet. Có áp lực chính phủ, được dẫn dắt bởi [nhóm công tác] ‘quán quân cho sự bao gồm số’ của nó, cho nhiều người hơn để có truy cập. Và chi phí không có nó được nâng lên. Trên thực tế, người dân bị trừng phạt vì không có truy cập.

Chủ nghĩa gia trưởng nhà nước kiểu cũ là phổ biến với các chính phủ. Nó có thể biến công dân thành trẻ con và biến các phần của precariat thành quỷ dữ. Trong 2009, Bộ Kinh doanh, Đổi mới và Kỹ năng (BIS) của Vương Quốc Anh đã phát hành một hướng dẫn gọi là Cha mẹ Những người Thúc đẩy-Parent Motivators gửi cha mẹ của những người tốt nghiệp đại học thất nghiệp còn phụ thuộc. Nó đã là hạ cố, giả định rõ ràng là những người tốt nghiệp đã không thể vạch ra các quyết định cơ bản cho bản thân họ. Một nhà bình luận kết luận đã là lần đầu tiên những người trưởng thành có giáo dục trong độ tuổi 20 của họ đã ‘bị trẻ con hóa một cách chính thức, một nước đi mà không chắc, tuy vậy, xua tan sự nghi ngờ gia tăng về giá trị của nhiều học vị hiện đại’ (Bennett, 2010). Các hướng dẫn khác thuộc cùng loại đã gồm Chuẩn bị cho Tình trạng khẩn cấp, Thoát hiểm về làm thế nào để tránh những kẻ ấu dâm, Sóng Nhiệt,  Thẻ của Bố về làm thế nào để là một người cha tốt, và một bộ công cụ Breakfast4Life.

Parent Motivators, được viết bởi các nhà tâm lý học tư vấn với chi phí công, đã gợi ý cha mẹ có lỗi một phần về sự thất nghiệp của con cái họ và đã thúc họ cho thấy ‘sự yêu thương cứng rắn’. Một trong các tác giả đã nói, ‘Nếu bạn làm cho cuộc sống quá thoải mái ở nhà, vì sao chúng có một việc làm?’ Chí ít điều đó thừa nhận rằng bản thân các việc làm là không hấp dẫn. Nhưng ở đây đã là nhà nước say mê trong việc lái gia trưởng chủ nghĩa trong khi góp phần vào sự quỷ hóa một phần precariat. Bản thân họ không thể vạch ra làm thế nào để cư xử!

Ta có thể cho nhiều thí dụ về việc dùng kinh tế học hành vi và chủ nghĩa gia trưởng tự do chủ nghĩa để ảnh hưởng tới đời sống của precariat, nhất là qua việc sử dụng thông minh của các quy tắc ‘opt out: chọn không tham gia’, làm khó việc đó và hầu như bắt buộc để ‘opt in-tham gia’. Từ học đòi (buzz word) là ‘điều kiện tính’. Đã có một sự tăng ngoạn mục của các sơ đồ chuyển tiền mặt có điều kiện hay CCT. Các thí dụ hàng đầu đã là ở Mỹ Latin, dẫn đầu bởi sơ đồ Progresa (nay là Oportunidades) ở Mexico và Bolsa Familia của Brazil, mà vào 2010 đã đạt hơn 50 triệu người. Mười bảy nước Mỹ Latin có các sơ đồ CCT. Thực chất của các sơ đồ này là người dân được nhà nước trợ cấp nhỏ, dưới dạng tiền mặt, chỉ nếu họ cư xử theo những cách được xác định trước.

Điều kiện tính đã được nhập vào các nước giàu, kể cả Hoa Kỳ, và CCT đã được dùng rộng rãi ở Trung và Đông Âu. Một trong những sơ đồ chi tiết nhất đã là Opportunity New York – Family Rewards, một sơ đồ thí nghiệm với các khuyến khích và trừng phạt tài chính rắc rối lạ thường cho việc làm và không làm các thứ nhất định. Tiền đề của mọi CCT  là người dân cần được thuyết phục để cư xử theo những cách tốt nhất cho họ và cho ‘xã hội’. Như thế Ngân hàng Thế giới (Fiszbein and Schady, 2009) tin họ có thể khắc phục ‘sự bị hướng dẫn sai dai dẳng’; nó quy sự nghèo cho sự tái sản xuất giữa thế hệ của sự tước đoạt, như thế CTT sẽ làm vỡ chu kỳ bằng thuyết phục người dân cư xử có trách nhiệm.

Đạo đức của cách tiếp cận này là đáng ngờ. Nó tóm tắt dự án Bentham về tạo ra một ‘kiến trúc được chọn’, loại bỏ không chỉ quyền tự do mà cả trách nhiệm cá nhân. Sự xác đáng cho precariat là, có nghe nói về ‘các CTT thế hệ-hai’ để nhắm tới những người lớn trẻ. Có rồi các điều kiện tính trong nhiều sơ đồ trợ cấp và các sơ đồ này đang được siết chặt. Như thế ở Vương Quốc Anh, các bác sĩ bây giờ được yêu cầu báo cáo về mức độ có thể làm việc của các bệnh nhân của họ nếu họ nhận được trợ cấp khuyết tật, biến một quan hệ riêng bác sĩ-bệnh nhân thành làm cảnh sát xã hội. Người ta phải lo các xu hướng này có thể dẫn tới đâu. Tại Ấn Độ, đi theo các nhà gia trưởng tự do chủ nghĩa, một sơ đồ chuyển tiền mặt nhắm tới các phụ nữ bất an toàn kinh tế hứa tiền mặt cho họ khi con đầu lòng của họ đạt tuổi trưởng thành, với điều kiện rằng họ được triệt sản sau khi sinh đứa con thứ hai.Việc này cũng tạo ra một ‘kiến trúc được chọn’.

Làm cho precariat ‘hạnh phúc’

Trong lúc, các nhà gia trưởng chủ nghĩa mà đã chi phối chính sách xã hội từ các năm 1990 đã làm tinh tế một tâm tính vị lợi quanh mong muốn để làm cho người dân ‘hạnh phúc’, đến mức mà điều khoản về sự hạnh phúc đã trở thành tựa-tôn giáo và được đề cao bởi cái được gọi là ‘khoa học hạnh phúc’. Trong một số nước, kể cả Pháp và Vương Quốc Anh, các số liệu thống kê chính thức được thu thập để đo sự hạnh phúc của người dân.

Hãy giả sử chúng ta có một xã hội mà trong đó các chính trị gia và các cố vấn của họ muốn làm cho nhân dân ‘hạnh phúc’. Sự hợp lý hóa vị lợi cho sự xui khiến lao động đã tăng về sự tinh vi. Calvin đã phong thánh chủ nghĩa tư bản bằng nói rằng sự cứu rỗi đến với những người mà đã làm những công việc tốt. Nhưng xã hội chúng ta là xã hội đầu tiên nơi các nhà hoạch định chính sách và các nhà bình luận có ý tin rằng việc làm khiến chúng ta hạnh phúc.

Bằng nói rằng việc làm phải làm chúng ta hạnh phúc và rằng các việc làm xác định chúng ta và cho chúng ta sự thỏa mãn, chúng ta đang dựng lên một nguồn căng thẳng bởi vì các việc làm hầu hết chúng ta phải thực hiện sẽ không đạt được các kỳ vọng đó. Precariat sẽ chịu căng thẳng. Chúng ta phải hạnh phúc; vì sao chúng ta không hạnh phúc? Câu trả lời đúng mực phải là các việc làm không phải ở đó để làm chúng ta hạnh phúc, và như thế chúng ta phải xem chúng như chủ yếu mang tính công cụ, để có được một thu nhập. Hạnh phúc của chúng ta đến trước hết từ công việc, sự nhàn hạ và sự vui chơi chúng ta tiến hành bên ngoài lao động, và từ sự an toàn thu nhập nhận được từ việc làm, chứ không phải từ bản thân việc làm.

Nếu điều này được chấp nhận như tiền đề cho chính sách xã hội, chúng ta có thể theo đuổi một sự cân bằng giữa làm sao chúng ta sử dụng thời gian của chúng ta. Về trực giác, nhiều người trong precariat có thể hiểu điều đó. Họ không thể di chuyển đến một cách sống ổn định và thỏa mãn bởi vì các chính sách xã hội và kinh tế không cung cấp sự an toàn cơ bản và cảm giác về có thể kiểm soát được thời gian mà là rất cần thiết.

Sự hạnh phúc khoái lạc dựa trên việc làm và vui chơi là nguy hiểm. Vui chơi vô tận sẽ là buồn tẻ. Sự khoái trá là thoáng qua và tự-giới hạn. Chúng ta ngừng khi chúng ta nghĩ chúng ta đã có đủ. Vì sự thích thú từ vui chơi là chóng tàn, những người mà phụ thuộc vào nó tất phải thất bại. Chủ nghĩa khoái lạc là tự chuốc lấy thất bại – việc khoái lạc buồn tẻ hàng ngày. Các nhà khoái lạc chủ nghĩa sợ sự buồn chán. Nhà triết học lớn Bertrand Russell đã hiểu nhu cầu cho sự nhàm chán, được diễn đạt hay nhất trong tiểu luận tuyệt vời của ông In Praise of Idleness (Để Ca ngợi sự Lười nhác). Sự hạnh phúc khoái lạc thông qua vui chơi và ‘sự khoái trá’ cuối cùng gây ra sự nghiện và không khoan dung bất cứ thứ gì khác với sự vui thích, một điểm được làm nổi bật bởi nhà sinh học hành vi Paul Martin trong cuốn Sex, Drugs and Chocolate: The Science of Pleasure (2009) của ông.

Thỏa mãn là sự bằng lòng với cuộc sống nói chúng và với các mối quan hệ của mình. Tuy vậy, quá tôn sùng hạnh phúc không phải là một đơn thuốc cho xã hội văn minh. Precariat phải cẩn thận về sự tương đương hiện đại của một cuộc sống bánh-mì-và-trò-chơi ồn ào được chào bởi nhà nước thông qua giả-khoa học và sự hích.

Nhà nước điều trị

Trong lúc họ bắt đầu quyết tâm làm cho nhân dân hạnh phúc, chủ nghĩa gia trưởng tự do chủ nghĩa và thuyết vị lợi làm cơ sở cho nó đã thả ra một sự sùng bái điều trị, phản chiếu cái đã xảy ra trong thời kỳ bấp bênh hàng loạt vào cuối thế kỷ thứ mười chín (Standing, 2009: 235–8). Công cụ bá quyền trong tương đương của ngày hôm nay là liệu pháp hành vi nhận thức (cognitive behavioural therapy-CBT), mà đã có xuất xứ ở Hoa Kỳ nhưng đang toàn cầu hóa với tốc độ thương mại thô bỉ.

Tại Vương Quốc Anh, sau cú sốc 2008, thay cho xử lý các nguyên nhân cấu trúc của sự căng thẳng và suy thoái, chính phủ đã huy động CBT để điều trị các kết cục. Nó đã cho rằng hàng triệu người bị lo âu hay trầm cảm, cứ như chúng là hệt như nhau. Các nhà điều trị hành vi nhận thức đã kỳ vọng để dạy người dân sống như thế nào, phản ứng ra sao và thay đổi cư xử của họ như thế nào. Chính phủ đã mở chương trình Cải thiện Tiếp cận đến các Liệu pháp Tâm lý, mà theo đó bất cứ ai có thể được bác sĩ của mình chuyển đến Cục Sức khỏe Quốc gia NHS làm CBT. Việc này đã được ủng hộ bởi một chương trình ‘điều trị chuyện trò’, mà trong đó các nhà điều phối sức khỏe tâm thần được đặt vào các Jobcentre (Trung tâm việc làm). Lời khẳng định đã là CBT sẽ làm tăng việc làm, như một kết quả của các Jobcentre gửi những người thất nghiệp đến các trung tâm trị liệu khắp nước. Sự cần đến giấy giới thiệu của một bác sĩ đã bị bỏ qua. Vì sao phải buồn bực vì sự chẩn đoán khi cách điều trị đã được nhận ra?

Chính phủ đã để riêng tiền để trả cho tám phiên điều trị ban đầu, dự định trong vòng 5 năm bất cứ ai sẽ được phép để ‘chuyển bản thân mình’ cho sự điều trị. Làm sao tám phiên CBT sẽ ‘khiến Vương Quốc Anh làm việc’, như được khẳng định, đã không rõ. Thay cho việc nhìn nhận các nguyên nhân của các khó khăn, ý định đã là để điều trị các nạn nhân của sự quản lý kinh tế sai và cổ vũ họ nghĩ họ cần điều trị.

Là bình thường để ấy náy nếu bạn đang sống một cuộc sống precariat, trong và ngoài sự thất nghiệp, lo về có đủ tiền để mua thực phẩm hay về nơi bạn sẽ ngủ tháng tới. Vì sao sự lo âu bình thường này là lý do để chuyển ai đó đến trị liệu đắt đỏ? Nó có thể biến sự lo âu thành trầm cảm, một sự đau ốm tồi hơn nhiều. Sự kiểm tra thật phải là đối với sự áp dụng nguyên lý lựa chọn của các nhà gia trưởng tự do chủ nghĩa. Hãy để những người thất nghiệp được phép chọn giữa tám phiên CBT hay số tiền tương đương. Có ai đánh cược hầu hết sẽ chọn cái nào? Điều phiền hà là ‘kiến trúc được chọn’ không được thiết kế theo cách đó.

Chính phủ Công đảng đã xem xét liệu một số người khiếu nại thương tật phải có CBT trước khi bắt đầu nhận ‘trợ cấp hỗ trợ việc làm’, mà một viên chức đã mô tả như ‘một giai đoạn tám tuần mà ngăn ngừa người dân trở thành tàn tật dài hạn’. Ai sẽ xác định người nào ‘cần’ CBT? Chẳng bao lâu, các nhà chức trách sẽ nói rằng, trừ phi người dân tham gia một đợt CBT, họ sẽ mất quyền hưởng trợ cấp. Và việc tham gia một đợt CBT sẽ được coi như bí mật? Hay sẽ là sự thực rằng, như kết quả của ‘sự yếu kém’ của họ, việc họ đã tham gia một đợt như vậy được chuyển tiếp cho các chủ sử dụng lao động tiềm tàng?

Chẳng có gì sai với điều trị per se (thực chất). Cái đáng ngờ là việc nhà nước sử dụng nó như một phần không thể tách rời của chính sách xã hội. Nó là phần của nhà nước panopticon, được dùng để tạo ra ‘các đầu óc dễ bảo’ và để cản trở các tư tưởng có tính lật đổ, như ý tưởng rằng các việc làm hầu hạ, có địa vị thấp, bấp bênh, bị đẩy theo hướng của người thất nghiệp phải bị loại bỏ. Chỉ nếu nhân dân được phép khước từ chúng, thì những người tạo ra các việc làm như vậy mới bị áp lực để cải thiện chúng hoặc làm mà không có chúng bởi vì chúng không xứng đáng với nỗ lực con người.

Công việc công ích và điều kiện tính

Phần của chương trình nghị sự gia trưởng tự do chủ nghĩa là để đưa ra chính sách xã hội ‘có điều kiện’ hơn, cấp trợ cấp nhà nước chừng nào người nhận cư xử theo cách do nhà nước đưa ra, làm ra vẻ là vì lợi ích tốt nhất của họ. Việc này gồm các chương trình yêu cầu người dân chấp nhận các việc làm hay sự đào tạo sau một thời kỳ ngắn có quyền hưởng trợ cấp hoặc mất trợ cấp và có nguy cơ để một vết nhơ vĩnh cửu trên hồ sơ của họ, được gữ ở đâu đó trong một cơ sở dữ liệu online.

Precariat được giới thiệu nhiều biến thể của ‘lao động công ích’, công việc công ích bị gọi tên sai (về một phê phán dự đoán, xem Standing, 1990). Một hình thức là để làm cho trợ cấp không hấp dẫn đến mức người dân sẽ không muốn lấy chúng và thay vào đó sẽ nhận hầu như bất kể việc làm nào. Đấy là quan điểm của Lawrence Mead, một nhà tự do chủ nghĩa Mỹ được Downing Street mời để khuyên chính phủ Anh ngay sau khi được bầu trong 2010. Quan điểm của ông về những người đòi là ‘chính phủ phải thuyết phục họ để trách bản thân họ’ (Mead, 1986: 10, nhấn mạnh của bản gốc). Trong một dạng khác ý tưởng là bất cứ ai mà trở thành thất nghiệp, hay đã thất nghiệp trong vài tháng, sẽ được giới thiệu một việc làm, mà họ phải chấp nhận hay mất trợ cấp của họ. Các ý tưởng này đã quanh quẩn trong một thời gian rất dài, quay trở lại đến hệ thống Speenhamland (1795), Luật người Nghèo và nhà tế bần.

Ngôn ngữ được dùng để định hình nhận thức. Chính phủ Liên minh Anh đã cho rằng các kế hoạch ‘công việc công ích’ của nó có ý định ‘để phá vỡ thói quen không làm việc’. Không ai đã chứng minh rằng những người thất nghiệp, hay những người khác gặp khó khăn, có một ‘thói quen’ như vậy. Có chứng cứ đáng kể rằng các lý do nhiều người bị thất nghiệp hay ở bên lề thị trường lao động chẳng liên quan gì đến bất cứ thói quen nào như vậy. Nhiều người có quá nhiều ‘việc’ phải làm mà các nhà lao động chủ nghĩa không công nhận như công việc, như chăm sóc người thân yếu đuối hay con trẻ. Nhiều người bị tàn tật từng hồi.

Để đạp vỡ thói quen được viện ra, nó đã công bố rằng những người tìm việc làm sẽ được yêu cầu nhận các việc làm 30-giờ-một-tuần trong bốn tuần, một công việc bắt buộc. Nếu họ từ chối nhận hay không hoàn thành việc sắp xếp việc làm, trợ cấp sẽ ngừng trong ba tháng. Ý định là để biến thất nghiệp thành một sự dàn xếp hợp đồng – làm việc vì trợ cấp với một hợp đồng với nhà nước. Động cơ căn bản đã bị phơi ra khi các việc làm mà những người thất nghiệp được yêu cầu làm được tiết lộ – dọn rác và xóa các bức vẽ graffiti khỏi các tường.

Sách Trắng Phúc lợi tháng Mười Một 2010 đã khẳng định rằng đã có một ‘khủng hoảng toàn quốc’ về sự phụ thuộc trợ cấp, được cho là được bày tỏ bởi sự thực rằng 4,5 triệu người đã nhận trợ cấp ‘ngoài công việc’. Iain Duncan Smith, Bộ trưởng Công việc Hưu trí, đã cho rằng gần 3 triệu việc làm đã thuộc về những người nhập cư trong thập niên qua, một phần bởi vì nhiều người Anh ‘đã nghiện’ trợ cấp an sinh xã hội. Việc này đã cô hai khẳng định thành một suy luận. Những người nhập cư đã có thể lấy các việc làm bởi vì họ đã có các kỹ năng cá biệt hay đã sẵn sàng làm việc vì tiền công thấp hơn hay bởi vì, trong một thị trường lao động mở linh hoạt, họ đã ngẫu nhiên ở đúng chỗ vào đúng lúc. Một số thậm chí có thể kiếm được việc làm chính xác bởi vì họ đã không là công dân và đã có thể bị đuổi hay bị lạm dụng mà không bị trừng phạt. Một số đã có thể đến với kinh nghiệm rằng các công nhân Anh trẻ đã không có một cơ hội để kiếm được bởi vì họ đã trẻ. Một số đã có thể thay thế các công nhân già hơn bị các chủ cho là kém hiệu quả. Tất cả các giả thuyết này đều có thể, Để tạo một liên kết trực tiếp từ sự tồn tại của trợ cấp xã hội đến những người nhập cư ‘lấy mất các việc làm Anh’ đơn thuần là định kiến.

Khẳng định khác, rằng hàng triệu người Anh ‘nghiện’ trợ cấp nhà nước, đã là một tuyên bố định kiến khác. Hàng triệu người nhận trợ cấp do thất nghiệp cao, thu nhập thấp bởi nhiều người trong các việc làm tạm thời và một phần-thời gian – precariat – hay khuyết tật, bệnh tật, đau yếu và vân vân. Chính phủ đã phải giải quyết sự nghèo khổ, thất nghiệp và các bẫy precarity mà nhiều người đối mặt, chẳng cái nào trong số đó là lỗi của những người được mô tả như nghiện trợ cấp.

‘Bẫy nghèo’ nổi tiếng sẽ vẫn còn chừng nào sự đánh giá gia cảnh vẫn còn, cho dù sự giảm do mất trợ cấp được làm cho bớt dốc hơn với thu nhập tăng thêm. ‘Bẫy thất nghiệp ’ cũng sẽ vãn còn. Tiền công sụt càng nhiều ở đầu thấp hơn của thị trường lao động, tỷ lệ thay thế thu nhập sẽ càng cao nếu trợ cấp thất nghiệp vẫn là đủ cho sự sống sót. Trong lúc, ‘bẫy precarity’ đang xấu đi. Nếu các việc làm được tạo ra ở một chỗ trong khi những người thất nghiệp đang sống trong một vùng bị thiệt thòi ở đâu đó khác, và nếu các việc làm đó được trả lương thấp hay là một phần-thời gian, những người nhận trợ cấp bị rủi ro lớn khi nhận chúng. Họ phải đi lại, mà là đắt đỏ, họ chịu rủi ro làm hại mạng lưới gia đình, bạn bè và nơi chốn mà cho cuộc sống ý nghĩa và bản sắc, và họ phải từ bỏ trợ cấp mà đã có thể tốn hàng tháng để có được trước hết. Và họ được kỳ vọng để làm tất cả việc này khi các việc làm đó có thể kéo dài không nhiều hơn vài tuần.

Một phần của bẫy precarity là, các việc làm mà một số người bị buộc phải nhận sẽ gây ra sự thù nghịch với các việc làm nói chung. Là một định kiến giai cấp trung lưu để nghĩ các việc làm mà những người thất nghiệp bị dồn vào thế phải nhận là có lợi cho các thói quen làm việc tốt và sự cam kết lao động.

Công việc công ích ở Vương Quốc Anh sẽ mở rộng precariat. Nó sẽ đưa hàng trăm ngàn người vào việc làm tạm thời bị biến thành ít hấp dẫn một cách cố ý để bảo đảm người dân sẽ không muốn ở lại các việc làm đó. Nếu các sự thay thế là các việc làm thực, trả một thù lao rẻ mạt sẽ cũng làm cho khó hơn đối với những người đang làm các việc làm tương tự để mặc cả đòi tiền công tử tế. Nhưng, như với tất cả các sơ đồ công việc công ích, phải không có giả định nào rằng các sự thay thế sẽ là ‘các việc làm thực’. Cũng không rõ làm sao một việc làm bắt buộc bốn tuần sẽ ‘phá vỡ’ một tập quán không làm việc. Nó có thể làm điều ngược lại, làm cho nhiều người buồn rầu và bực bội. Và làm một việc làm bắt buộc toàn-thời gian sẽ ngăn cản người dân tìm kiếm một việc làm thật.

Các sơ đồ công việc công ích cũng chẳng cắt chi tiêu công. Chúng là đắt đỏ, kéo theo các chi phí hành chính cao và ‘các việc làm’ năng suất thấp. Ý định chính của chúng đúng hơn là để xoa bóp mức thất nghiệp xuống, không phải bằng tạo ra các việc làm mà bằng làm nản chí những người thất nghiệp khỏi đòi trợ cấp. Nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã thấy rằng sự giảm sút về danh sách những người hưởng phúc lợi sau khi đưa ra các sơ đồ tương tự trong các năm 1990 đã chủ yếu là do người dân rút khỏi lực lượng lao động, mà không có việc làm. Chính sách đã gây nghèo.

Những người chủ trương công việc công ích bỏ qua kinh tế học cơ bản. Một nền kinh tế thị trường cần sự thất nghiệp nào đó, vì các lý do hiệu quả và chống-lạm phát. Không chỉ bản thân những người thất nghiệp hiệu chỉnh các kỳ vọng và khát vọng khi họ tìm kiếm mà những người khác (cũng) hiệu chỉnh sự cư xử của mình đối với sự tồn tại của những người thất nghiệp đang cạnh tranh hay đang xem xét các con đường để cải thiện đời sống của họ.

Trong khi các nhà dân chủ xã hội và lao động chủ nghĩa đã đặt nền cho công việc công ích, họ đã tìm ra một biến thể mà, nếu hiểu theo nghĩa đen, sẽ là thảm họa. Họ đã cho rằng tất cả người thất nghiệp phải ‘được bảo đảm’ một việc làm và rằng việc này ngay lập tức sẽ trao nội dung cho ‘quyền đối với công việc’. Thực tế, họ muốn tối đa hóa lao động và việc làm, mà họ xem như việc ban các quyền và công cụ để đạt hạnh phúc và hội nhập xã hội. Diễn giải này ngược với sự hiển nhiên rằng nhiều người nhận được ít sự thích thú từ các việc làm của họ. Họ buộc phải làm các việc lặp lại, ngớ ngẩn hay bẩn thỉu và nặng nề mà họ làm vì một lý do, nhằm kiếm tiền để sống và giúp những người phụ thuộc của họ sống.

Đáp lại các đề xuất công việc công ích của chính phủ Anh, Douglas Alexander, Bộ trưởng Bóng tối về Công việc và Hưu trí của Công Đảng, đã tuyên bố ủng hộ sự kiểm tra trợ cấp bất lực nghiêm ngặt hơn và mô hình Đan mạch về bảo đảm việc làm và buộc người dân nhận chúng hoặc mất trợ cấp. ‘Đây là một hình thức của phúc lợi có điều kiện’, ông nói, ‘Các bảo đảm thực của công việc, nhưng các trừng phạt thực nếu không nhận lời chào mời’. Alexander đã cho là sự khác biệt giữa lập trường của ông và của chính phủ đã là chính phủ đã chấp nhận mô hình Mỹ về cắt trợ cấp mà không có sự đảm bảo có sẵn một việc làm. Ông đã phản ứng lại sự phê phán từ một cựu tổng thư ký của Đảng Lao động rằng đảng đã có vẻ ủng hộ ‘những người nghèo vô tích sự’ chống lại ‘tầng lớp trung lưu làm việc siêng năng bị siết’. Nhưng đã có thể là chính kiến có nguyên tắc hơn để xem xét toàn diện chính sách về mặt nó có nghĩa gì đối với precariat.

Những người chủ trương công việc công ích đặt lao động lên trên công việc. Đẩy mọi người vào việc làm dẫn đến bẫy Soviet: Cuối cùng những người thất nghiệp bị gán cho cái tên ăn bám còn các công nhân bực bội giảm bớt sự cố gắng của họ, mà đã dẫn đến câu nói đùa gượng gạo, ‘Họ giả bộ trả lương chúng tôi, chúng tôi giả bộ làm việc’. Lâu trước đó, Alexis de Tocqueville trong 1835 đã diễn đạt vấn đề một cách súc tích khi nói rằng bảo đảm cho mỗi người một việc làm sẽ dẫn hoặc đến chính phủ tiếp quản hầu như toàn bộ nền kinh tế hoặc đến sự áp bức. Ông sẽ chẳng có khó khăn gì trong việc nhìn thấy nó đang đi theo con đường nào.

Biến precariat thành quỷ

Kể từ khi Đại Suy thoái bắt đầu, các chính phủ đã đẩy mạnh việc quỷ hóa của họ đối với các nạn nhân của nền kinh tế thị trường toàn cầu. Bốn nhóm đã được nhắm tới – ‘dân di cư’, ‘dân đòi phúc lợi’, ‘các tội phạm’ và ‘những người tàn tật’.

Xu hướng để quỷ hóa người di cư là xu hướng toàn cầu, cứ như họ là dạng nào đó của loài xa lạ. Một kịch bản xấu nhất sẽ là sự nổ ra trục xuất hàng loạt, với các chính trị gia dân túy thổi bùng sự sợ hãi của precariat trong nước. Ta hy vọng có đủ ý thức để ngăn chặn bất cứ thứ gì giống thế. May mắn thay, cũng có các chi phí lớn để chặn những kẻ cuồng tín. Một nghiên cứu (Hinojosa-Ojeda, 2010) đã ước lượng rằng sự trục xuất hàng loạt những người nhập cư ‘bất hợp pháp’ khỏi Hoa Kỳ sẽ tốn hơn các cuộc chiến tranh Iraqi và Afghan kết hợp lại. Nhưng sợ bị trục xuất khiến người nhập cư không có giấy tờ chấp nhận tiền công thấp hơn và các điều kiện lao động tồi hơn.

Tại Vương Quốc Anh, như ở nhiều nước, các báo toàn quốc đã thổi bùng các cảm giác chống-dân di cư. Vì chúng được đọc nhiều hơn các báo địa phương, người dân đọc về các vấn đề di cư, cho dù vùng họ có thể không hề có. Trong lúc chỉ 10 phần trăm dân ở Vương Quốc Anh là những người nhập cư, người Briton trung bình tin con số là 27 phần trăm. Media toàn quốc định vị chính xác sự kiện đặc biệt. Cũng đúng thế về ‘những kẻ xoáy trợ cấp’. Một trường hợp duy nhất được nhặt ra và tất cả mọi người trong nước đọc về nó, tưởng tượng nó có thể ngay dưới đường. Nếu chúng ta đọc báo địa phương, hầu hết dân không nghe về trường hợp đó hay khái quát hóa từ nó. Toàn cầu hóa và hàng hóa hóa truyền thông trao sức mạnh cho những người muốn quỷ hóa. Như thế một chính phủ có thể dẫn ra hai thí dụ để gợi ý rằng hầu hết người thất nghiệp có ‘một thói quen không làm việc’, và các bạn đọc có thể bị làm cho để tin rằng hai trường hợp này đại diện hàng triệu.

Một nhóm khác bị quỷ hóa là ‘các tội phạm’. Chúng ta đã thấy sớm hơn nhà nước đang hình sự hóa ra sao ngày càng nhiều người. Nhiều người chỉ là những người không thể hoạt động tốt trong một xã hội thị trường. Những người khác bị hình sự hóa do ngẫu nhiên. Các sở việc làm công (public employment service) đã trở thành các đặc vụ cho sự tuân thủ và kỷ luật xã hội mà có thể đẩy một số người thất nghiệp đến vi phạm các quy tắc. Các bác sĩ đang được biến thành các đặc vụ kỷ luật lao động, được yêu cầu báo cáo về liệu các bệnh nhân có được thuê hay có thể được thuê. Việc này có thể dẫn đến ‘sự kết tội’, vì sự lười nhác hay sự gian trá. Precariat bị phơi ra cho lao động khó chịu, tiền công bấp bênh, mà sẽ là có thể hiểu được để muốn thoát khỏi hay nổi loạn chống lại lao động đó. Hệ thống hình phạt hạn chế xu hướng đó và nâng chi phí để làm vậy lên. Cùng với sự giám sát tinh vi hơn, nhiều người hơn có thể bị tóm và bị làm nhục về mặt xã hội.

Trong một số nước, các tù nhân bị cấm bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử. Chính phủ Công đảng của Vương Quốc Anh đã lặp đi lặp lại trì hoãn việc bãi bỏ sự cấm, vi phạm luật EU, và một đề xuất để làm thế của chính phủ Liên minh đã bị đánh bại nặng nề trong một cuộc bỏ phiếu quốc hội. Vài nước khác cũng cấm tù nhân bỏ phiếu, và nhiều bang ở Mỹ cũng cấm các cựu tù nhân nữa, một dạng án chung thân mà cổ vũ một cách tích cực sự không can dự công dân.

Nói chung, sự quỷ hóa là dễ hơn trong các xã hội được đặc trưng bởi sự bấp bênh kinh tế có hệ thống và sự lo âu. Sự bấp bênh làm cho dễ hơn để lợi dụng sự sợ hãi, ‘unknown unknowns-không biết những thứ không biết’ và các hình ảnh được tạo ra và được thao tác bởi các nghệ sĩ thị giác và ngôn ngữ được thuê để làm chính xác điều đó. Việc này dẫn đến cái phải là sự sợ hãi lớn nhất của tất cả.

Nền dân chủ mỏng dần và chủ nghĩa phát xít mới

Cái gây lo ngại cho tất cả những người tin vào các giá trị dân chủ và tự do là, với sự hàng hóa hóa chính trị, có một ‘sự mỏng dần-thinning’ của dân chủ, với ít người hơn thuộc về các đảng chính trị dòng chính và sự tham gia thấp trong hầu hết các cuộc bầu cử. Sự mỏng dần này giáng xuống các đảng tiến bộ đặc biệt nặng.

Tại Vương Quốc Anh, một kiểm toán về sự can dự chính trị đã cho thấy rằng trong đầu năm 2010 chỉ một trong mười người bỏ phiếu tiềm tàng ‘đã cam kết về mặt chính trị’, còn một trong mười đã ‘bị xa lánh và thù nghịch’ (Hansard Society, 2010). Nhóm lớn nhất, một trong bốn, đã gồm những người ‘disengaged-không can dự, không tin cậy’. Chỉ 13 phần trăm có thể kể tên thành viên quốc hội của họ. Những người không can dự đã chủ yếu là trẻ (dưới 35) và giai cấp lao động – precariat. Báo cáo đã nói nhóm bị xa lạ/thù nghịch đã ‘cực kỳ khó để hẹn và sẽ là không thực tiễn để hy vọng rằng họ có thể được cải biến thành những người bỏ phiếu’. Nhóm chán nản/thờ ơ sẽ cũng khó để thúc đẩy đi bỏ phiếu. Nhiều người không can dự đã thiên về bầu cho Công đảng hơn là Bảo thủ nhưng đã rẽ hướng do những gì trên lời đề nghị.

Dân chủ mỏng, sự bỏ phiếu rời rạc của thanh niên và sự trôi dạt sang phía hữu đi cùng với nhau. Trong các cuộc bầu cử EU năm, tỷ lệ đi bầu trung bình đã là 43 phần trăm, thấp nhất kể từ 1979. Các đảng trung-tả đã làm tồi ở hầu như mọi nơi. Công Đảng đã được 16 phần trăm phiếu ở Vương Quốc Anh. Các đảng cánh hữu đã làm tốt ở mọi nơi. Các nhà xã hội chủ nghĩa đã bị nghiền nát ở Hungary, còn cánh cực hữu Jobbik đã được gần như cùng số ghế. Tại Ba Lan, Diễn đàn Công dân trung hữu cầm quyền đã thắng. Ở Ý, trung-tả đã được 26 phần trăm số phiếu ít hơn bảy điểm phần trăm so với trong tổng tuyển cử 2008 trước khủng hoảng, đối lại 35 phần trăm cho Đảng Nhân dân Tự do của Berlusconi. Trong các cuộc bầu cử Đức năm 2009, đã có tỷ lệ tham gia thấp kỷ lục 71 phần trăm; cánh hữu đã làm tốt. Ở mọi nơi, các nhà dân chủ xã hội đã trong thế rút lui.

Một vấn đề là, các chính trị gia bây giờ được bán như các thương hiệu, còn chính trị dựa vào giai cấp đã bị mất phẩm cách, một phần bởi vì dự án dân chủ xã hội đã không thể sống qua toàn cầu hóa. Một kết quả là hoạt động chính trị mẩu-âm thanh và dựa vào hình ảnh, dựa vào một sự chấp nhận chung của khung khổ kinh tế tân-tự do. Việc này nhất thiết làm xói mòn sự ủng hộ cho dân chủ xã hội.

Đã có vẻ có một ngoại lệ, Hoa Kỳ trong 2008, nơi Barack Obama đã tìm được cách để huy động những người Mỹ trẻ hy vọng một chương trình nghị sự tiến bộ. Đáng tiếc, ông đã được đóng gói và bán quá. Cố vấn kết nối mạng xã hội của ông đã đến từ Facebook; một cố vấn khác đã tạo ra một ‘thương hiệu Obama’ thông qua các công cụ marketing tài tình, với một logo (mặt trời mọc trên sao và vạch), chuyên gia marketing viral (nhạc chuông Obama), quảng bá thương hiệu qua product placement (quảng cáo Obama trên các trò chơi video thể thao), một chương trình quảng cáo 30-phút và một lựa chọn liên minh thương hiệu chiến lược (Oprah cho tầm với cực đại, gia đình Kennedy cho sự trang trọng, các ngôi sao hip-hop cho sự tín nhiệm đường phố). Về sau, Obama đã được trao Giải Marketer của Năm của Hội Quảng cáo Quốc gia. Các quảng cáo công ty đã sao chép ông: ‘Chose Change’ của Pepsi, ‘Embrace Change’ của IKEA  và vân vân.

Đây là chính trị bị hàng hóa hóa, mua và bán các hình ảnh lướt nhanh và các từ bóng bẩy, các biểu tượng ưa thích hơn là thực chất. Có sự ghẻ lạnh sâu sắc trong việc có các mối quan hệ công chúng tốn kém và việc quảng cáo thuyết phục một cuộc vận động huyền ảo dính đến một người như một thương hiệu được bao quanh bởi các hình ảnh về tự do và thay đổi mà không có thực chất.

Obama đã thắng đối mặt với đối lập Cộng hòa yếu, ở giữa một cuộc chiến tranh tai hại và một nền kinh tế trên bờ vực của sự tan chảy. Ông đã có thể liều tấn công dự án tân-tự do. Thay vào đó ông đã ủng hộ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, mà đã là một thủ phạm chính trong sự ngạo mạn của nó, đã giải cứu các ngân hàng và chỉ định Larry Summers làm cố vấn kinh tế chính của ông, người mà đã nghĩ ra chính sách chịu trách nhiệm về khủng hoảng nhà đất dưới chuẩn. Obama đã chẳng bao giờ thử với tới precariat, cho dù nhiều người ở trong nó đã hy vọng ông sẽ làm vậy. Sức tưởng tượng dân chủ xã hội đã không thể thấu cảm với tình trạng gay go thực.

Tại Hoa Kỳ và ở nơi khác, sự tức giận đã tăng theo một số mặt thối nát của thời đại toàn cầu hóa. Hãy nhớ lại việc sử dụng có hệ thống các khoản trợ cấp. Naomi Klein giữa những người khác đã gọi thời đại toàn cầu hóa là ‘chủ nghĩa tư bản cánh hẩu’, tự tiết lộ mình không như một ‘thị trường tự do’ khổng lồ mà như một hệ thống trong đó các chính trị gia trao của cải công cho những người chơi tư nhân để đổi lấy sự ủng hộ chính trị. Mỉa mai thay, các nhóm cực-hữu đã thu hút được phản ứng dữ dội anti-corporatist (chống cách tổ chức nhà nước như công ty). Nếu nhà nước đã bị chủ nghĩa cánh hẩu chiếm đoạt, vì sao phải ủng hộ một ‘nhà nước mạnh’? Các nhà dân chủ xã hội kiểu cổ không có khả năng để đáp ứng bằng sự tin chắc bởi vì họ đã chấp nhận sự giải thích tân-tự do và đã chẳng làm gì để hỗ trợ precariat mà đã lớn lên trong cái bóng của nó. Sự thực là các khoản trợ cấp cho tư bản (capital) đã được dùng cho các mục đích chính trị và kinh tế. Lập luận thô thiển đã là nếu một chính trị gia hay đảng không trao các khoản trợ cấp cho các nhóm lợi ích hùng mạnh, như ‘các ông trùm media’, những người khác sẽ làm. Nếu các khoản trợ cấp đã không được trao cho các nhà đầu tư tài chính và ‘các non-dom-những người không cư trú’ (các cá nhân giàu cho là cư trú ở nơi khác vì các mục đích thuế), thì các nước khác sẽ cám dỗ họ ngay. Một thế hệ các nhà dân chủ xã hội đã đồng ý với chủ nghĩa cơ hội thô thiển đó, đánh mất mọi sự tín nhiệm trong quá trình.

Có các xu hướng đáng lo ngại hơn một dự án dân chủ xã hội sắp chết. Người dân bấp bênh trở thành người dân tức giận, và người dân tức giận là những người hay thay đổi, dễ ngả về ủng hộ một chính kiến hận thù và gay gắt. Tại Châu Âu, các đảng trung-tả đã bị trừng trị bởi cử tri vì việc để cho bất bình đẳng và bất an toàn tăng lên trong khi đi theo hướng một nhà nước công việc công ích (workfare state). Các đảng cực hữu đã lớn lên, công khai lôi cuốn sự sợ hãi của những người đã trở thành bấp bênh nhất.

Ý đã dẫn đầu. Liên minh được Berlusconi rèn đã nhắm tới precariat – phần Ý của nó. Đặc tính chính trị đáng được gọi là ‘chủ nghĩa phát xít mới’. Làm cơ sở cho nó là một liên minh giữa một elite ở bên ngoài dòng chính của xã hội – được cô lại bởi bản thân Berlusconi, người giàu nhất Ý sở hữu các đài TV thương mại hàng đầu của Ý – và tầng lớp trung lưu thấp và những người sợ rơi vào precariat. Một ngày sau ngày được bầu lại trong năm 2008,  Berlusconi đã công bố ý định của ông để ‘đánh bại đội quân xấu’, mà theo đó ông đã muốn giải thoát đất nước khỏi ‘những người di cư bất hợp pháp’. Lợi dụng sự sợ hãi của người dân xung quanh luật và trật tự, ông đã là chủ mưu của một loạt các biện pháp độc đoán. Các trại của người Roma bị đánh sập và lấy vân tay của những người Roma; quốc hội đã hợp pháp hóa các cuộc tuần tra dân phòng; giai đoạn mà trong đó những người xin tị nạn đã có thể bị giữ trong ‘các trung tâm nhận diện và trục xuất’ đã được kéo dài ra sáu tháng; một chính sách được đưa ra để đẩy những người di cư quay về trên biển Địa Trung Hải trước khi họ có thể lên bờ, gửi họ đến các trung tâm giam giữ ở Libya. Berlusconi và các đồng sự của ông đã gọi tư pháp là ‘một bệnh ung thư’ và đã gạt bỏ quốc hội như ‘một thực thể vô dụng’. Không ngạc nhiên Ý được gọi là một nền dân chủ không tự do.

Các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc ở Rome lan rộng, được hợp pháp hóa bởi sự tái đắc cử như thị trưởng trong 2010 của Gianni Alemanno, một nhà hoạt động phát xít-mới trước kia. Nhiều nhà khoa học xã hội đã lưu ý rằng các côn đồ trẻ gây ra các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc đã ít mang tính tư tưởng hơn các tiền bối của chúng của các năm 1930 và quan tâm hơn đến bản sắc cá nhân, phản đối bất cứ ai được cảm nhận là khác. Một thay đổi khác đã là một sự nhấn mạnh đến rượu, gắn kết với một sự chuyển từ nỗi ám ảnh với một bella figura (hình dáng đẹp) sang một sự tự hào kỳ dị về sự mất kiểm soát. Claudio Cerasa, tác giả The Taking of Rome, một cuốn sách về sự lên của phe hữu chính trị, đã mô tả Alemanno như một sản phẩm của chủ nghĩa phát xít mới, không phải một nguyên nhân. Năm 2007, một năm trước khi ông được bầu lần đầu, một phần tư trẻ em học sinh của Rome đã bầu cho Blocco Studentesco, một nhánh của CasaPound cực hữu. Đã là tính khí của thời đại.

Cái đang xảy ra ở Ý cũng đang bắt đầu ở nơi khác nữa. Tại Pháp, Tổng thống Nicolas Sarkozy, một người cánh hữu mà đã theo đường lối cứng rắn rồi về di cư như bộ trưởng nội vụ, nhất là sau các cuộc náo loạn 2005 ở banlieues (ngoại ô) Paris và các thành phố Pháp khác, đã không phí thời gian để copy Berlusconi. Trong 2009, hàng ngàn người di cư đã bị trục xuất ngay lập tức, và trong 2010 số đông người Roma đã bị đuổi về Rumania và Bulgaria. Tổng thống Sarkozy đã đang chơi cho các cử tri cốt lõi của ông. Một phần precariat đã quay sang cực hữu. Giai cấp lao động da trắng và các thành viên già hơn của precariat đã bỏ phiếu cho Mặt trận Dân tộc trong các cuộc bầu cử địa phương tháng Ba 2010, Mặt trận được 17,5 phần trăm ở mười hai khu vực nơi nó đã có các ứng viên trong vòng hai. Sau khi đảng UMP (Union pour un Mouvement Populaire Liên hiệp cho Phong trào Nhân dân) của Sarkozy bị một liên minh trung tả mất phương hướng đánh bại ra trò, ông đã chuyển sang hữu thêm nữa. Trong một thăm dò 2010, một phần ba cử tri UMP đã nói họ sẽ ủng hộ các hiệp ước bầu cử chung với Mặt trận Dân tộc.

Cực hữu đã đột nhập trong nhiều nước Âu châu. Cú sốc lớn nhất đối với dòng chính chính trị đã là bầu cử Thụy Điển cuối 2010, khi các nhà Dân chủ Thụy Điển cực hữu đã có được những sự tăng thêm lớn còn các nhà Dân chủ Xã hội mang tính biểu tượng đã có kết quả tồi nhất của họ hàng thập kỷ. Nó tượng trưng cho sự kết thúc của ‘mô hình Thụy Điển’ lừng danh. Ở nơi khác nữa, các nhóm cực hữu với các thông điệp bài ngoại đã có tiến triển. Đảng Jobbik xấu xa, với đồng phục đen và giày ống của nó, đã xâm nhập ở Hungary. Tại Hà Lan, Đảng Tự do đã tiến tới trong bầu cử tháng Sáu 2010, đòi hỏi các giới hạn về nhập cư, một sự giảm quan liêu cho các doanh nghiệp nhỏ, thuế thấp hơn và chăm sóc người già nhiều hơn. Ở đó, và ở Đan mạch, nơi Đảng Nhân dân Đan Mạch dân túy đã đạt một sự siết chặt thêm của các luật nhập cư hà khắc nhất Âu châu, một chính phủ do đảng Tự do dẫn dắt phụ thuộc vào các đảng chống nhập cư vì sự sống sót. Tại Áo, Đảng Tự do cực hữu đã được hơn một phần tư số phiếu trong các cuộc bầu cử tỉnh ở Vienna trong tháng Mười 2010, tăng gần gấp đôi sự ủng hộ của nó từ 2005.

Tại Vương Quốc Anh, Đảng Quốc gia BNP đã đột nhiên gây ra một sự sợ hãi, lan nhanh để thắng trong các cuộc bầu cử EU trong 2009, chỉ để nổ tung do sự thô bỉ của lãnh tụ của nó. Là quá lạc quan để nghĩ các trào lưu ngầm mà đã dẫn đến sự dấy lên về tính đại chúng của nó sẽ bị cuốn đi. Các nhóm khác đáng ghét ngang thế như Liên minh Phòng thủ Anh (English Defence League) đã kiếm được chỗ, còn một số nhân vật trung dung đã không chống lại việc kích động tình cảm chống-dân nhập cư.

Các chính sách được hầu hết các chính phủ Âu châu theo đuổi đã tạo ra một môi trường có lợi cho chủ nghĩa dân túy. Vương Quốc Anh không phải là ngoại lệ. Bằng việc ủng hộ các thị trường lao động linh hoạt, nó đã để cho precariat lớn lên mà không đáp lại các sự bất an toàn hay sợ hãi của nó. Nó đã chuyển an sinh xã hội dứt khoát theo hướng đánh giá gia cảnh, mà trao sự ưu tiên cho những người cần nhất trong khi đẩy ‘các công dân’ đứng (đợi)-lâu, những người đã có thể cận nghèo, quay lại cuối hàng đợi trợ cấp, kể cả nhà ở.

Thu nhập-thấp đã tước đoạt các cộng đồng bị tàn rụi bởi giải-công nghiệp hóa gây ra thái độ chống xã hội; dân cư của chúng bị bao quanh bởi sự dơ dáy và  đau khổ vì sự tước đoạt tương đối. Vì các vùng như vậy thu hút một số không cân xứng những người nhập cư và các sắc tộc thiểu số thu nhập-thấp, nên dân cư ‘da trắng’ hay ‘các công dân’ trải nghiệm nhiều sự sợ hãi, chủ yếu do mất cái ít ỏi họ có. Việc chỉ trích họ vì các phản ứng và thái độ của họ, khi các thị trường lao động linh hoạt và sự đánh giá gia cảnh (mới là cái) tạo ra các điều kiện đó, là một đạo đức giả. Trách nhiệm thuộc về các nhà hoạch định chính sách, mà các chính sách của họ đã nuôi dưỡng những sự căng thẳng và đã sinh ra chủ nghĩa cực đoan.

Chính phủ Công đảng đã đáp lại với các biện pháp dân túy, khởi động các sơ đồ pilot để trả tiền cho những người nhập cư thất nghiệp về nước với các vé máy bay một chiều, sử dụng các công ty dịch vụ tội phạm thương mại tư nhân và công bố một kế hoạch để giúp đỡ ‘các cộng đồng truyền thống’, một uyển ngữ cho việc giúp đỡ các khu dân cư da trắng thu nhập thấp. Các chính phủ ở nơi khác cũng đã quay sang các cách tiếp cận dân túy.

Tại Hoa Kỳ, phong trào Tea Party đã bắt đầu trong 2009 sau khi nhà bình luận TV Rick Santelli đã kêu gọi bày tỏ sự phẫn uất cao độ chống lại các kế hoạch tài chính của Tổng thống Obama. Những người gia nhập Tea Party đã là những người chống-chính phủ, đòi thuế thấp và các thị trường tự do. Mục tiêu ban đầu đã là các đảng viên Dân chủ, nhưng các đảng viên Cộng hòa được cho là cam kết không đủ cho các khoản cắt giảm thuế và chính phủ nhỏ hơn cũng bị đe dọa. Ủy ban Quốc gia Cộng hòa trong 2010 đã bị ép buộc để chấp nhận một điều lệ thúc các lãnh đạo đảng ủng hộ các ứng viên mà đã có thể chứng minh các bằng chứng cánh-hữu bằng việc thông qua mười tiêu chuẩn do Tea Party đặt ra.

Giới elite đã ve vãn Tea Party. Nó đã thu hút sự ủng hộ của các nhóm gắn với các công ty dầu mỏ và Wall Street (Fifield, 2010). Các yếu tố của giới elite đang hợp lại với các yếu tố trong giai cấp lao động đang teo đi và precariat, một bên cấp kinh phí và đảm bảo báo chí đưa tin tức, bên kia cung cấp lính bộ và những người bỏ phiếu. Trừ phi các đảng dòng chính chào mời cho precariat một chương trình nghị sự về sự an toàn kinh tế và tính lưu động xã hội, một phần quan trọng sẽ tiếp tục trôi về thái cực nguy hiểm.

Hội nghị toàn quốc đầu tiên của Tea Party đã chứa nhiều thảo luận về nhập cư bất hợp pháp và sự phản đối ‘sùng bái chủ nghĩa đa văn hóa’ và ‘Islam hóa’. Các áo T-shirt đã có các khẩu hiệu như ‘Tôi sẽ giữ sự tự do của tôi, súng của tôi và tiền của tôi’. Các Birther (Sinh-gia: lý thuyết gia ngoài luồng nói Obama không sinh tại Hoa Kỳ) đã ở đó, cho rằng Obama đã là một người nước ngoài mạo danh. Giống đảng Quốc gia BNP ở Anh Quốc, Tea Party đã buộc tội những người nhập cư làm tràn ngập các giá trị Do thái-Thiên chứa giáo của Mỹ. ‘Đây là nước chúng ta’, một đại biểu đã nói với những tiếng reo hò man dại, ‘Hãy lấy lại nó!’ Đã chẳng có ai ở gần để nói nó đã không hề bị lấy đi.

Tea Party là phát xít mới, muốn một nhà nước xã hội nhỏ và chính phủ độc đoán. Nó gồm chủ yếu ‘những người đàn ông và đàn bà da trắng giận dữ’ bị tác động bởi sự mất việc làm và các tiêu chuẩn sống giảm dần. Hai phần ba các việc làm mà đã chấm dứt trong hai năm sau 2008 đã là các việc làm ‘cổ xanh’ của đàn ông. Những người da trắng giận dữ chỉ trích ‘việc cho tiền’ cho người dân, và thăm dò dư luận cho thấy rằng người da trắng đã trở nên bảo thủ hơn. Sự ủng hộ ‘các quyền về súng’ đã tăng từ 51 phần trăm trong 2008 lên 64 phần trăm trong 2010.

Glen Beck, một người dẫn chương trình của Fox News được phe hữu Mỹ hoan nghênh, là một người tự thú nhận đã từng nghiện cocaine và nghiện rượu mà gọi mình là một ‘người giáp ranh tâm thần phân liệt’. Ông  tấn công dữ dội những người với ít giáo dục hay hiểu biết chính trị. Trong cuốn Glen Beck’s Common Sense bán chạy nhất của mình ông đã viết cho bạn đọc như sau:

Tôi nghĩ tôi biết bạn là ai. bạn là một người có ‘các niềm tin mạnh mẽ’, với một ‘trái tim nồng ấm’. Bạn làm việc cật lực, bạn không liều lĩnh với tiền, bạn lo về nền kinh tế có nghĩa gì cho gia đình bạn. bạn không là một kẻ cuồng tín, nhưng bạn đã ngừng bày tỏ ý kiến về các vấn đề nhạy cảm từ lâu rồi bởi vì bạn không muốn bị gọi là một kẻ phân biệt chủng tộc hay một kẻ kỳ thị người đồng tính nếu bạn đứng lên bảo vệ các giá trị và các nguyên tắc của mình. Bạn không hiểu làm thế nào chính phủ có thể yêu cầu bạn hy sinh nhiều hơn chỉ để cho các chủ ngân hàng và các chính trị gia có thể thu lợi. Bạn đọc thân mến, Glen Beck có thể giúp bạn. Ông ta sẽ đứng lên với bạn và nói, ‘Đừng giẫm lên ta.’

Beck đã trở thành một người nổi danh có hàng triệu dollar. Ngoài luồng đã trở thành dòng chính. Dòng chính chính trị cũ đã không có một câu chuyện thay thế để chào mời, ngoài hy vọng cho tăng trưởng kinh tế và việc làm. Nó đã không có câu trả lời nào cho sự bấp bênh và bất bình đẳng tăng lên; không bị ấn tượng, phần tiến bộ của precariat đã tránh xa các điểm bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử giữa kỳ 2010.

Tại Nhật Bản, precariat cũng chia rẽ; số đông những người giận dữ, hầu hết là đàn ông trẻ, gia nhập các nhóm bị media gán cho cái tên như Cực hữu Net bởi vì các thành viên được tổ chức qua internet và tập hợp chỉ cho các cuộc biểu tình. Hầu hết có các việc làm hợp đồng lương thấp, một phần-thời gian hay ngắn hạn. Theo giáo sư xã hội học Kensuke Suzuki, ‘Đấy là những người đàn ông cảm thấy bị tước quyền công dân trong chính xã hội của họ. Họ đang tìm ai đó để đổ lỗi, và những người nước ngoài là mục tiêu hiển nhiên nhất’ (Fackler, 2010). Nhóm lớn nhất, với hơn 9.000 thành viên trong 2010, được gọi là Zaitokukai, một sự viết tắt của cái tên đầy đủ cồng kềnh của nó – Các công dân Những người Sẽ Không Tha thứ các Đặc ân Đặc biệt cho những người Hàn quốc ở Nhật Bản. Các nhóm như vậy đã đẩy mạnh các cuộc biểu tình thù nghịch chống lại những người nhập cư và nói họ noi gương Tea Party ở Hoa Kỳ.

Trừ phi sự hàng hóa hóa của chính trị được kiểm soát, chúng ta sẽ thấy sự mỏng đi thêm của sự can dự dân chủ, đặc biệt về phần tiến bộ của precariat. Chính trị bây giờ bị chi phối bởi các nhà hành nghề thị trường. Một thí dụ đã là bầu cử tổng thống Ukrain 2010, với sự đắc cử của Victor Yanukovich, một người gắn với các đại gia đầu sỏ và với các sự kết tội hình sự vì sự trộm cắp và tấn công. Các đầu sỏ đã dựng lên các quỹ để thuê một hãng bán ông ta cho các cử tri. Được dẫn đầu bởi một chiến lược gia Đảng Cộng hòa Mỹ, Paul Manafort, mà hãng của ông đã được sử dụng như cố vấn cho vài tổng thống Mỹ. Trước khi họ bắt đầu làm việc, Yanukovich đã tiều tụy trong các cuộc tham dò, đã bị bác bỏ trong 2004. Họ đã đóng gói lại ông ta. Trong lúc đó, hãng tư vấn được thành lập bởi David Axelrod, cố vấn chính trị của Obama đã giúp ứng viên chủ chốt khác, như John Anzalone, mà cũng đã làm việc cho chiến dịch Obama, đã giúp.

Ba thứ là đáng chú ý về cuộc bầu cử kỳ quái trong một nước Âu châu 50 triệu dân. Nó đã minh họa sự hàng hóa hóa chính trị; nó đã là sự hàng hóa hóa nước ngoài phù hợp với một dạng đột biến của toàn cầu hóa; và nó đã dính dáng đến một elite tội phạm, cấp vốn cho lợi ích của nó dưới dạng của một ứng viên. Trong khi đó, con số khổng lồ của những người Ukrain đã quảng cáo bán lá phiếu của mình trên internet. Công ty Cộng hòa Mỹ đã thuê ngoài công ty Dân chủ Mỹ.

Sự hàng hóa hóa toàn cầu của chính trị phải đặc biệt làm phiền precariat. Có lẽ diễn tiến thoái bộ nhất ở Hoa Kỳ, và bởi sự liên can ở nơi khác căn cứ vào các phán quyết pháp lý của nó trở thành các tiền lệ toàn cầu như thế nào, đã là phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ năm 2010 trong vụ Citizens United vs Ủy ban Bầu cử Liên bang. Tòa đã quyết định rằng bất kể công ty, nghiệp đoàn hay hội thương mại nào đều có thể góp các khoản đóng góp không hạn chế cho các cuộc vận động chính trị, vì lý do khác thường rằng chúng có cùng các quyền như các cá nhân để tham gia vào các cuộc bầu cử. Đã không ngạc nhiên rằng các cuộc bầu cử Hạ viện giữa nhiệm kỳ tiếp sau đã bị chi phối bởi ‘các quảng cáo tấn công’ tàn bạo, được tài trợ bởi các tổ chức được dựng lên để che giấu tiền đến từ đâu. Các quỹ cho các ứng viên cánh hữu đã tăng lên sáu lần, hầu hết cho các ứng viên vận động để ủng hộ các khoản cắt giảm thuế, nhiều trợ cấp hơn cho các công ty, bảo vệ môi trường ít hơn, đảo ngược cải cách chăm sóc sức khỏe và một thái độ cứng rắn hơn đối với sự di cư và những người nhập cư.

Ngay một lúc, phán quyết đã làm xói mòn nguyên tắc dân chủ, rằng mỗi công dân có một quyền ngang nhau để bỏ phiếu và một trọng lượng ngang nhau trong quá trình. Kẻ thua nhiều nhất là precariat. Vì trong khi mà các công ty sẽ đưa tiền vào các cuộc vận động cho giới elite và salariat, còn các nghiệp đoàn bị yếu đi sẽ ủng hộ các nhân viên cốt lõi của chúng, không có giới lợi ích hùng mạnh nào để đại diện cho precariat. Vẫn chưa.

Tóm lại, precariat phải lo lắng bởi sự dấy lên của chủ nghĩa phát xít mới và áp lực cho một nhà nước xã hội nhỏ hơn. Hiện tại, nó không thể kháng cự. Một số người, mà tình hình xã hội và kinh tế của họ đặt họ vào precariat, đã bị trẻ con hóa về mặt chính trị. Họ lo âu và bất an đến mức họ dễ bị cám dỗ để ủng hộ các hoạt động dân túy và độc đoán đối với những người được miêu tả như một sự đe dọa. Nhiều người trong precariat đã mất (hay sợ mất) những thứ ít ỏi mà họ đã có và đang mắng nhiếc bởi vì họ không có nền chính trị thiên đường nào để kéo họ theo các hướng tốt hơn.

Các kết luận

Precariat được miêu tả như cần giám sát, điều trị và ép buộc để nhận việc làm. Nhưng giải pháp gia trưởng tự do chủ nghĩa của công việc công ích là một phương tiện phá vỡ bất kể sự cố gắng nào để xây dựng các sự nghiệp nghè nghiệp, như trị liệu khi được dùng như chính sách xã hội. Chẩn đoán về sự bất lực tâm thần và dự đoán về trị liệu kết hợp để nhấn mạnh các cảm giác về sự bấp bênh. Đấy không phải là các chính sách để lôi cuốn sự bứt rứt và giận dữ trong precariat. Điều ngược lại chắc có khả năng hơn.

Sự giám sát (từ trên, surveillance) đang thấm vào mọi định chế của xã hội. Tại mỗi điểm nó sẽ sinh ra sự giám sát từ dưới (sousveillance) hay một phản văn hóa, và việc này đến lượt sẽ có một tác động phản hồi gây ra sự giám sát chặt chẽ hơn. Sự giám sát không thể ngừng lại một khi đã được hợp pháp hóa. Nó chỉ có thể bị dừng bởi sự phản kháng tích cực, bằng hoạt động trên cơ sở giai cấp.

Sự giám sát nuôi dưỡng sự gây hấn và sự nghi ngờ các động cơ. Nếu một người đàn ông bị bắt gặp trên CCTV vỗ nhẹ má một cô gái trẻ, đó là một dấu hiệu của sự âu yếm hay ý định săn mồi tình dục? Nếu có sự nghi ngờ, nó sẽ biện minh cho các sự kiểm tra, như một sự đề phòng. Bạn chẳng bao giờ quá an toàn. Một người bảo vệ chẳng bao giờ xa để trở thành một người kiểm soát. Một hệ quả sẽ là sự rút khỏi các hành động bình thường của tình bạn. Cùng tính nước đôi và xu hướng xa cách có ảnh hưởng lên các doanh nghiệp. Việc áp dụng sự quản lý thời gian, sự có mặt nơi làm việc và các kiểm toán tính hiệu quả là các công cụ cho việc trừng phạt những người không tuân thủ, những người có thể là các đầu óc đổi mới và sáng tạo nhất. Trên hết, sự giám sát bào mòn tình bạn công dân và sự tin cậy, khiến cho người dân sợ hãi hơn và lo lắng hơn. Nhóm với nhiều lý do nhất cho sự sợ hãi và lo âu đó là precariat.

Thuyết vị lợi mà làm nền cho nhà nước tân-tự do tóm tắt lại là một tín điều về làm cho đa số hạnh phúc trong khi làm cho thiểu số tuân theo các tiêu chuẩn của đa số, thông qua các chế tài thưởng phạt, các cú hích nhẹ gợi ý và sự giám sát. Nó là sự chuyên chế của đa số được đưa lên một mức cường độ mới. Các nhà vị lợi đã có thể tránh được các kết quả xấu chừng nào họ đối phó với một tầng lớp dưới cùng (hạ cấp, underclass) nhỏ và chừng nào thu nhập, tồi nhất, đã đình trệ trong đầu thấp hơn của xã hội. Một khi precariat đã lớn lên và thu nhập đã bắt đầu sụt mạnh, sự giận dữ với chương trình nghị sự vị lợi và hàng loạt sự bất bình đẳng đã nhất thiết trở nên bùng nổ.

– – – – –

MỤC LỤC 

Chương mở đầu:  Lời giới thiệu – Lời nói đầu  Danh mục chữ viết tắt 

Chương 1.  Precariat 

Chương 2.  Vì sao Precariat đang Tăng?

Chương 3.  Ai gia nhập Precariat?

Chương 4.  Những người Di cư: Các nạn nhân, kẻ xấu hay người hùng?

Chương 5.  Lao động, Công việc và sự Thúc ép Thời gian

Chương 6.  Một nền Chính trị Địa ngục

Chương 7.  Một nền Chính trị Thiên đường

Phụ chương a:  Tài liệu tham khảo

Phụ chương b:  Index

Bình Luận từ Facebook