Precariat – Giai cấp mới nguy hiểm (chương 3)

AI GIA NHẬP PRECARIAT?

Một câu trả lời là ‘tất cả mọi người, quả thực’. Việc rơi vào precariat có thể xảy ra với hầu hết chúng ta, nếu tai nạn xảy ra hay một cú sốc quét sạch đồ lề an sinh mà nhiều người phải dựa vào. Nói thế, chúng ta phải nhớ rằng precariat không chỉ bao gồm các nạn nhân; một số gia nhập precariat bởi vì họ không muốn các thay thế sẵn có, một số bởi vì nó hợp với hoàn cảnh cá biệt của họ vào lúc đó. Tóm lại, có nhiều thứ precariat.

Một số gia nhập precariat do không may hay thất bại, một số bị dồn vào, một số gia nhập hy vọng nó sẽ là một bàn đạp cho cái gì đó khác, cho dù nó không chào mời một con đường trực tiếp, một số chọn nó làm phương tiện – kể cả những người cao tuổi và các sinh viên đơn giản muốn có được một chút tiền hay kinh nghiệm – và một số kết hợp một hoạt động precariat với cái gì đó khác, như ngày càng thông thường ở Nhật Bản. Những người khác thấy rằng cái họ đã làm hàng năm, hay cái họ được đào tạo để làm, trở thành một phần của một cuộc sống precariat bấp bênh.

Chương này về nhân khẩu học, và Chương 4 về những người di cư, nhìn vào các nhóm mà có một xác suất tương đối cao để ở trong precariat. Nhân khẩu học có thể được tóm tắt về mặt phụ nữ so với đàn ông và người trẻ so với người già. Trong mỗi nhóm, có ‘những kẻ cười hở răng’, những người chào đón việc làm precariat, và ‘những kẻ lầm bầm’, buộc phải việc làm việc đó do thiếu các việc thay thế. Giữa những người trẻ, ‘những kẻ cười hở răng’ là các sinh viên và các du khách đeo ba lô, vui vẻ nhận các việc làm tình cờ với không tương lai dài hạn nào; ‘những kẻ lầm bầm’ là những người không có khả năng gia nhập thị trường lao động thông qua sự học nghề hay sự tương đương, hay cạnh tranh với những người cao tuổi ‘rẻ hơn’ không có nhu cầu trợ cấp doanh nghiệp.

Giữa những người cao tuổi, ‘những kẻ cười hở răng’ là những người với hưu trí và bảo hiểm sức khỏe thỏa đáng, những người có thể làm các việc kỳ cục cho niềm vui thú hoạt động hay để kiếm tiền thêm; ‘những kẻ lầm bầm’ là những người, không có hưu bổng phải chăng, đối mặt với sự cạnh tranh từ những người trẻ năng nổ hơn và những người cao tuổi ít nghèo túng hơn. Giữa các phụ nữ, ‘những kẻ cười hở răng’ bao gồm những người với chồng trong salariat, những người có thể coi một việc làm như một việc phụ; ‘những kẻ lầm bầm’ gồm những người kiếm cơm đơn thân và những người đối mặt gánh nặng gấp ba của việc phải chăm sóc con cái và những người thân già nua, trong khi cần một việc làm có lương. Giữa đàn ông, ‘những kẻ cười hở răng’ bao gồm những người có vợ kiếm được thu nhập phải chăng; những kẻ lầm bầm gồm những người kiếm tiền đơn thân có khả năng nhận được chỉ một việc làm precariat.

Phụ nữ: nữ hóa cuộc sống?

Ban đầu trong thời đại toàn cầu hóa, đã trở nên hiển nhiên rằng phụ nữ chiếm một tỷ lệ tăng lên của mọi việc làm, trong một xu hướng toàn cầu tới nữ hóa lao động (Standing, 1989, 1999a). Đây đã là sự nữ hóa theo một nghĩa kép về phụ nữ trong các việc làm và nhiều việc làm hơn thuộc loại linh hoạt thường do phụ nữ làm. Xu hướng đã phản ánh sự phi chính thức hóa lao động, sự tăng lên của các dịch vụ và việc sử dụng phụ nữ trẻ trong các khu chế xuất. Nó đã không có nghĩa rằng phụ nữ ở mọi nơi đã cải thiện thu nhập hay các điều kiện làm việc của họ. Quả thực, các chênh lệch tiền lương theo giới và thu nhập xã hội đã vẫn không công bằng, nếu có đang cải thiện khiêm tốn ở một số phần của thế giới.

Các việc làm lan ra mà đã dẫn đến cầu tăng lên cho phụ nữ cũng như một sự chuyển đàn ông vào các việc làm bấp bênh lương thấp từ lâu đã được coi như tiêu chuẩn cho phụ nữ. Nếu lao động linh hoạt có nghĩa là nhiều việc làm ngắn hạn hơn, thì có ít phần thưởng đặt lên việc làm của đàn ông được cảm thấy – đúng hay không – để đưa ra cam kết dài hạn. Sợ rằng phụ nữ có thể kéo các chủ vào các chi phí cao phi-lương, bởi vì họ có thể có mang thai hay rút lui để chăm sóc trẻ em, là ít xác đáng nếu việc làm được định chỉ kéo dài vài tháng, nếu sự dàn xếp là không bị ràng buộc hay tùy thuộc vào cầu biến động, hay nếu không có chi phí cho lao động gián đoạn.

Trong thời đại toàn cầu hóa, công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu ở các nước đang phát triển đã dựa một cách hoàn toàn không biết hổ thẹn vào sự tổ chức phụ nữ trẻ như một precariat, được huy động để lao động vì một số tiền thù lao còm và không được kỳ vọng ở lâu trong việc làm. Nhiều nhân tố cũng đã đóng góp cho sự nữ hóa lao động, theo nghĩa kép. Một nghĩa đã là sự tan rã của ‘lương gia đình’, một đặc điểm của thời đại công nghiệp và khế ước giữa tư bản và giai cấp lao động. Giai cấp vô sản công nghiệp đã phát triển một kỳ vọng rằng công nhân nam nhận được một khoản lương đủ để duy trì một gia đình lõi, không chỉ bản thân công nhân. Quy tắc kinh nghiệm này đã mất. Tiền lương ‘được cá nhân hóa’ đã tạo thuận lợi cho việc làm của phụ nữ; còn lương thấp hơn đã gây ra một ‘cố gắng mặc cả’ thấp hơn từ đàn ông, phụ nữ đã chẳng bao giờ kỳ vọng một lương gia đình.

Ngoài ra, nhiều lao động hơn đã ở trong các dịch vụ, nơi đã không đòi hỏi sức mạnh chân tay và sự học việc dài hạn đã không phải là một tiêu chuẩn. Các nhân tố chính trị cũng đã góp phần. Đã là một nét đặc điểm của sự mất đà của chương trình nghị sự dân chủ xã hội trong các năm 1980 mà sự nhấn mạnh đã chuyển sang tính công bằng xã hội hơn là sự bình đẳng. Giảm sự phân biệt đối xử và sự chênh lệch lương dựa trên giới đã trở thành các mục tiêu hàng đầu, trong khi giảm các bất bình đẳng cấu trúc đã bị cho ra ngoài lề. Một số biện pháp có ý định cải thiện tính công bằng xã hội thậm chí đã làm nổi bật sự bất bình đẳng. Sự thiếu một chương trình nghị sự bình quân chủ nghĩa đã có nghĩa rằng những người hưởng lợi của các luật chống phân biệt đã chủ yếu là các phụ nữ với các lợi thế vị trí, không phải phụ nữ trong các mảng bị thiệt thòi của xã hội.

Dù là nguyên nhân hay hậu quả, vai trò thị trường lao động tăng lên của phụ nữ đã trùng với sự tăng lên của precariat. Phụ nữ đã chiếm một phần thiếu cân xứng của các việc làm bấp bênh, có khả năng hơn nhiều để có các hợp đồng ngắn hạn hay chẳng hề có hợp đồng nào. Điều này không chỉ ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ở Nhật Bản, sự chuyển sang lao động không thường xuyên đã trùng với một phần tăng lên của phụ nữ trong lực lượng lao động. Trong 2008, hơn một nửa phụ nữ Nhật đã trong các việc làm bấp bênh, so với ít hơn một trong năm đàn ông. Tại Nam Hàn, 57 phần trăm phụ nữ trong các việc làm như vậy, so với 35 phần trăm đàn ông.

Nhật Bản là một trường hợp cực độ. Bất bình đẳng giới là một di sản văn hóa mà đã nhồi vào một precariat có giới tính, mà trong đó phụ nữ bị tập trung vào các việc làm tạm thời, năng suất thấp, dẫn đến một trong những chênh lệch lương nam-nữ cao nhất trong thế giới đã công nghiệp hóa. Trong 2010, 44 phần trăm nữ công nhân ở Nhật Bản nhận được ít hơn lương tối thiểu. Sự tăng lên của lao động tạm thời cũng đã góp phần. Lương của phụ nữ trong các việc làm thường xuyên là 68 phần trăm của lương đàn ông, nhưng trong việc làm tạm thời chúng là ít hơn một nửa lương trả cho đàn ông. Như thế xu hướng có một tác động có hại gấp đôi. Để thêm vào sự không công bằng, nhiều phụ nữ Nhật bị hướng vào các việc làm chăm sóc người già, nơi lương là thấp một cách đáng thương hại.

Điều này làm nổi bật một thách thức thế kỷ thứ hai mươi mốt. Khi sự nữ hóa toàn cầu tiến triển, nhiều phụ nữ hơn đã trải nghiệm một ‘gánh nặng gấp ba’. Họ được kỳ vọng để làm hầu hết việc chăm sóc trẻ em và ‘gia đình’, họ được kỳ vọng để lao động trong thị trường để chu cấp ‘gia đình’, và họ được kỳ vọng để chăm sóc số gia tăng của người thân già cả.

Bởi vì phụ nữ đã luôn luôn làm hầu hết công việc chăm sóc mà đã bị bỏ qua trong thống kê kinh tế và chính sách xã hội. Điều này đã dẫn đến sự phi lý tồi tệ nhất của nó trong thế kỷ thứ hai mươi, khi việc làm công việc chăm sóc đã không hề được tính như công việc chút nào. Một nhãn của thuật hùng biện tự do đã không giúp đỡ. Công việc chăm sóc, hầu hết hạn chế ở gia đình, đã được mô tả như trong lĩnh vực hoạt động tư, còn lao động đã ở trong lĩnh vực hoạt động công cộng. Vì lĩnh vực hoạt động công cộng đã được xem như giải phóng, suy ra rằng đưa nhiều phụ nữ vào việc làm, bất cứ việc làm gì, sẽ là giải phóng. Như thế tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động đã trở thành một số đo của sự giải phóng (Sen, 1999).

Điều này tốt cho giai cấp trung lưu, phụ nữ có giáo dục cao những người có thể lường trước việc làm định hướng sự nghiệp hưởng lương. Nhưng cho hầu hết phụ nữ, làm lao công lặp đi lặp lại trên một dây chuyền lắp ráp, hay may hối hả trong một nhà máy may lén lút không đủ ánh sáng, hay ngồi ở quầy tính tiền trong ca dài, các việc làm chắc chắn là không giải phóng. Chúng có thể là một phần của gánh nặng gấp ba, mà trong đó phụ nữ cũng phải chăm sóc trẻ con và những người thân già nua ‘trong thời gian rỗi của họ’.

Thu nhập kiếm được trong tiếp cận đến việc làm là thực. Nhưng chúng đã được mua với một cái giá, chủ yếu do phụ nữ trả nhưng cũng do đàn ông trả ở mức độ nào đó. Hầu hết là các việc làm một phần thời gian, tạm thời hay đường cùng, với không triển vọng nào về sự phát triển nghề nghiệp. Thế mà các chính phủ đang đẩy phụ nữ nhận chúng.

Ở Vương Quốc Anh, hơn 40 phần trăm phụ nữ được thuê là trong các việc làm một phần thời gian, được trả theo giờ ít hơn các việc làm toàn thời rất nhiều. Trong 2009, chính phủ đã đề xuất giúp phụ nữ trong việc làm toàn thời để chuyển sang các việc làm một phần thời gian, qua các trợ cấp, với một sự nhấn mạnh về sự làm việc linh hoạt. Họ cũng đã khai trương một cơ sở dữ liệu quốc gia về các việc làm một phần thời gian, nhắm vào cái gọi là các bà mẹ ‘ở nhà’ tìm cách ‘quay lại làm việc’, và đã công bố các kế hoạch để khiến các bà mẹ bơ vơ có con nhỏ tìm ‘công việc’.

Ở Đức, như ở Pháp, phụ nữ đã tạo thành 80 phần trăm của tất cả các nhân viên một phần thời gian, và họ kiếm được một phần tư ít hơn đàn ông kiếm được. Giờ đến trường và mua hàng, và sự thiếu nhà trẻ, làm cho khó khăn đối với phụ nữ có con để làm việc toàn thời gian. Chính phủ Merkel đã đưa ra ‘lương của cha mẹ’, một trợ cấp liên quan đến thu nhập cho phép bố hay mẹ nghỉ đến 12 tháng. Nhưng các nhà bảo thủ trong chính phủ khăng khăng rằng một quyết định để mở rộng trông trẻ đi cùng với một trợ cấp mới, Betreuungsgeld, cho các bà mẹ chỉ nếu họ ở nhà với con mình. Điều này là bất công, áp dụng một điều kiện tính ứng xử mà trừng phạt phụ nữ người muốn hay phải nhận việc làm cũng như trông con của họ.

Trong khi phụ nữ làm phình precariat lên, còn thực hiện vai trò truyền thống của người chăm sóc con và vai trò mới hơn về chăm sóc những người thân già cả, nhiều phụ nữ hơn đang trở thành ‘những người kiếm cơm’ chính. Điều này không chỉ bởi vì nhiều phụ nữ hơn là các bà mẹ đơn thân hay sống một mình. Các vai trò giới cũng đang đảo ngược. Tại Hoa Kỳ, giáo dục của phụ nữ đã tăng lên tương đối với giáo cục của nam giới, và trong nhóm tuổi 30–44 có nhiều phụ nữ tốt nghiệp đại học hơn nam giới. Trong khi năm 1970 chỉ có 4 phần trăm phụ nữ có chồng kiếm được nhiều hơn chồng, bây giờ là hơn 20 phần trăm. Khi nhiều người hơn lấy nhau bên trong hạng giáo dục của họ, những người đàn ông thu nhập cao có nhiều khả năng hơn lấy phụ nữ có thu nhập cao làm vợ, làm tăng sự bất bình đẳng giữa các hộ gia đình. Tuy vậy, bất chấp sự quảng bá công khai cho các phụ nữ thành đạt, các phụ nữ mà kiếm được nhiều hơn người phối ngẫu của mình có khả năng nhất để thấy trong các hộ gia đình thu nhập thấp, trong precariat.

Tại Vương Quốc Anh, sự tăng của phụ nữ ‘kiếm cơm’ đã gắn với một sự tăng lên về số đàn ông bước ra khỏi con đường sự nghiệp, hay từ bỏ một sự theo đuổi không có kết quả cho một sự nghiệp, để trở thành những người trông nhà. Trong các năm 1960, chỉ 4 phần trăm phụ nữ có tuổi 16–60 đã kiếm được nhiều hơn chồng họ. Vào 2009, như ở Hoa Kỳ, 20 phần trăm – hay 2.7 triệu – đã là ‘vợ kiếm cơm nuôi gia đình’ (National Equality Panel, 2010). Khoảng 214.000 đàn ông đã báo rằng họ đã không ở trong thị trường lao động bởi vì họ trông gia đình hay trông nhà, một sự tăng 80 phần trăm trong 15 năm. Trong lúc đó, số phụ nữ nói vậy đã giảm từ 2,7 triệu xuống 2 triệu, một sự giảm một phần tư. Rob Williams, tổng điều hành của Fatherhood Institute, một nhóm áp lực, đã bình luận ‘Ý tưởng rằng những người đàn ông coi mình như những người kiếm cơm nuôi gia đình đang sụp đổ. Từ các năm 1970, đàn ông đã trở nên bình quân chủ nghĩa hơn nhiều, và số những người muốn rời khỏi thang sự nghiệp và dành nhiều thời gian hơn với con cái họ đã tăng lên’ (Barrow, 2010).

Sự đảo ngược vai trò không cố ý là thường xuyên hơn, tuy vậy. Trong mỗi suy thoái kế tiếp, đàn ông thất nghiệp đã tăng lên nhiều hơn phụ nữ thất nghiệp và phần của phụ nữ có việc làm đã tăng lên. Quả thực, sự đổ vỡ sau-2008 đã dẫn đến thời khắc lịch sử duy nhất. Trong 2010, lần đầu tiên, phụ nữ ở Hoa Kỳ đã giữ một nửa của tất cả các việc làm.

Đại Recession (Suy thoái) đã được gán cho cái tên (chơi chữ) ‘mancession-nhượng đàn ông’. Đàn ông đã chịu tuyệt đại đa số của việc mất việc làm, vì các việc làm cốt lõi (việc làm giai cấp lao động công nghiệp) đã biến mất. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ đàn ông trong việc làm đã sụt xuống dưới 70 phần trăm trong 2009, thấp nhất kể từ khi bất đầu ghi chép trong 1948. Vào 2010, một trong năm đàn ông Mỹ có tuổi giữa 25 và 55 đã thất nghiệp. Trong các năm 1960, 95 phần trăm của nhóm tuổi đó đã trong việc làm. Tại EU, ba phần tư số việc làm được tạo ra từ 2000 đã do phụ nữ chiếm.

Mỉa mai thay, sự can dự ‘công cộng’ tăng lên của phụ nữ vào nền kinh tế đã đi cùng với một nỗi sợ hãi tăng lên về thất bại do nhiều hình thức của sự bấp bênh. Điều này đã được biết đến dưới cái tên gây ớn lạnh – ‘triệu chứng bà lang thang-bag lady’ – một nỗi sợ bị đẩy ra người đường do thất bại việc làm. Trong 2006, một điều tra bảo hiểm nhân thọ đã thấy rằng 90 phần trăm phụ nữ Mỹ đã cảm thấy bấp bênh về tài chính và gần một nửa đã nói họ ‘sợ kinh khủng về trở thành một bag lady’. Điều này thậm chí thịnh hành giữa các phụ nữ kiếm được hơn US$100.000 một năm. Nhiều phụ nữ hơn đã báo cảm thấy bị stress về tiền. Như một phụ nữ diễn đạt, ‘Bag lady trong thâm tâm, mặt nhăn nheo và lôi thôi lếch thếch, không phải là chuyện đùa. Bà ta là tình huống tương lai xấu nhất’. Việc này đã xảy ra trong nền kinh tế dẫn đầu thế giới. Và nó đã trở nên tồi hơn kể từ sự đổ vỡ.

Hầu hết phân tích dòng chủ lưu cũng bỏ quên phần của precariat mà đã phần lớn là lĩnh vực riêng biệt của phụ nữ – các dịch vụ tình dục. Hàng triệu phụ nữ khắp thế giới dính líu vào, nhiều người bị bắt buộc, nhiều người bị đẩy vào bởi cảnh túng quẫn tài chính, một số chọn làm vì lý do này hay lý do khác. Các dịch vụ tình dục đầy rẫy sự phân biệt giai cấp và các phụ nữ ở dưới đáy là hình ảnh thu nhỏ của sự tồn tại precariat, cho thuê thân thể họ mà không có bất cứ sự kiểm soát nào. Hình sự hóa họ và từ chối cho họ các quyền chỉ làm nổi bật cảnh ngộ của họ.

Còn đàn ông chuyển vào precariat thì sao? Các thách thức là không hệt như nhau. Cái lớn nhất có thể là chuyện điều chỉnh xuống. Sự bất an toàn gắn với sự sợ mất cái ta đã có. Nhiều đàn ông hơn ở trong tình thế đó, bằng so sánh với quá khứ riêng của mình, với các thế hệ đàn ông trước, và các kỳ vọng và khát vọng đã thấm vào họ bởi gia đình họ và văn hóa. Khi precariat tăng lên và các việc làm sự nghiệp bốc hơi, sự mất thể diện trộn lẫn sự mất thu nhập và các đồ trang trí địa vị đi cùng với nó. Với thế giới gây ra lao động bấp bênh, đàn ông được làm cho hòa hợp với một hình ảnh tự thân về tính ổn định và sự thăng tiến sự nghiệp lâm vào cảnh hiểm nguy về bị tổn thương. Hơn nữa, sự tháo dỡ các cộng đồng nghề nghiệp và sự phá vỡ các quan niệm cũ về các sự nghiệp nghề nghiệp tạo ra các tác động vỡ mộng địa vị khi đàn ông đối mặt với thực tế rằng sự nghiệp của họ bị cắt xén.

Một thách thức ‘tính đàn ông’?

Trong khi phụ nữ và đàn ông đối mặt các thách thức khác nhau quanh precariat, phong trào precarity bắt đầu nảy nở thu hút sự ủng hộ từ các nhóm giới tính đa dạng. Có các lý do chính đáng. Những người đồng tính cảm thấy không an toàn trong một xã hội được làm cho thích ứng với tập tục tình dục khác giới và các gia đình hạt nhân tiêu chuẩn. Nhưng cũng có những căng thẳng khác nữa, gắn kết với những sự mở rộng lao động. Sự nữ hóa của lao động chạm đến các ý tưởng truyền thống về tính đàn ông và tính chất đàn bà. Một chủ đề mà đã làm bận tâm các nhà xã hội học từ lâu là sự cho rằng đàn ông trẻ đang trở nên xa lánh và anomic hơn.

Về lịch sử, đàn ông trẻ đã có các hình mẫu giúp họ thành đàn ông. Họ được giới thiệu với một ý tưởng gây nam hóa. Họ sẽ chăm sóc cha mẹ mình, kiếm đủ tiền để có khả năng nuôi một vợ và các con, và kết thúc các năm của mình như những người cao tuổi được kính trọng. Nó đã mang thành kiến giới và gia trưởng, không phải là một cấu trúc để vỗ tay tán thưởng, nhưng nó đã thấm vào qua các thế hệ. Bây giờ có ít hình mẫu hiện thực cho người trẻ giai cấp lao động noi theo mà sẽ mang lại cho họ sự tự trọng, và các triển vọng của họ để là ‘kẻ kiếm cơm’ cho gia đình là lờ mờ.

Sự thiếu các hình mẫu nhiều khát vọng đã có thể là một kết cục thế hệ thứ hai của tính linh hoạt của các năm 1980 và 1990. Kết quả là một sự kéo dài của thời thanh niên, với đàn ông trẻ không có khả năng thúc đẩy mình. Như Lucie Russell, giám đốc của quỹ từ thiện Anh Young Minds, diễn đạt, ‘Làm sao con trai trở thành đàn ông được khi thiếu một vai trò hay một việc làm?’

Bắt đầu trong trường học nơi con gái ngày càng làm tốt hơn con trai. Ở Anh và Wales, 64 phần trăm con gái đạt được năm Chứng chỉ Chung về Giáo dục Cấp hai (GCSE) (thi đỗ các kỳ thi vào tuổi 15 hay 16), so với 54 phần trăm con trai. Con trai không chỉ thiếu các hình mẫu đàn ông ở nhà mà chủ yếu cũng được các cô giáo dạy. Khoảng 5.000 trường học chẳng hề có thấy giáo (nam giáo viên) nào. Thế bất lợi giới tính đi lên cái thang giáo dục; một nửa phụ nữ trẻ tham gia giáo dục bậc cao, tương phản với 37 phần trăm đàn ông trẻ. Các hình mẫu tương tự được thấy trong các nước khác. Toàn bộ, ở các đại học Mỹ và Âu châu, phụ nữ đông hơn đàn ông một phần ba. Và sau đại học, giữa những người tốt nghiệp ở Anh, đàn ông là 50 phần trăm có nhiều khả năng hơn (phụ nữ) để trở thành thất nghiệp.

Như một hệ quả của sự bấp bênh của họ, nhiều đàn ông trẻ tiếp tục sống với hay gần bố mẹ trong trường hợp cần đến. Ở Ý, là một hiện tượng thông thường; đàn ông trẻ (và không thật trẻ) sống với gia định họ, đôi khi đến các tuổi 40, được gọi là mammoni. Tại Vương Quốc Anh, hơn một phần tư đàn ông ở tuổi 25–29 sống với bố mẹ họ, gấp đôi tỷ lệ phụ nữ cùng lứa tuổi. Một trong mười đàn ông ở tuổi 35 vẫn ở trong nhà bố mẹ. Hình ảnh là về ‘con trai boomerang’, quay về nhà sau giáo dục và trôi vào tính thờ ơ, việc làm một phần thời gian, nợ nần, ma túy và các tham vọng mơ hồ ‘để du hành’.

Tính bấp bênh ngăn cản sự kết hôn và dẫn đến việc sinh đẻ muộn hơn. Trong 2008, chỉ 232.990 cặp đã kết hôn ở Anh và Wales, số thấp nhất kể từ 1895. Tỷ lệ kết hôn, được tính như số kết hôn trên đầu người, đã sụt xuống mức thấp nhất kể từ khi ghi chép bắt đầu trong 1862. Các tỷ lệ kết hôn đã sụt một cách tương tự trong pha tháo sự bị gắn vào (disembedded) của Biến đổi Vĩ đại vào cuối thế kỷ thứ mười chín, vào lúc sự bất an toàn lan rộng. Xu hướng đi xuống đã là tương tự khắp châu Âu, với một sự tăng lên về sự sống chung. Được ước lượng rằng vào 2015 một đa số trẻ so sinh ở Anh và Wales sẽ được sinh ra với bố mẹ không kết hôn.

Đàn ông và đàn bà cũng kết hôn muộn hơn. Giữa 1998 và 2008, tuổi trung bình của sự kết hôn đầu tiên ở Anh và Wales đã tăng ba năm cho cả đàn ông và đàn bà. Tuổi trung bình ước định vào lúc kết hôn cho đàn ông kết hôn lần đầu đã là 32,1 năm và cho phụ nữ là 29,9. Tuổi tăng lên đã có thể phản ánh các chi phí tăng lên – cả các chi phí thực sự và chi phí rủi ro của sự thất bại. Nhưng nó chắc chắn chứng tỏ một cảm giác về tính bấp bênh tác động đến cả đàn ông và đàn bà, dù theo những cách khác nhau.

Xu hướng đã đóng góp cho một số ngày càng tăng của các hộ gia đình một người ở các nước đã công nghiệp hóa. Nhưng, như chúng ta đã thấy, những người trẻ đã cũng quay dần dần về nhà bố mẹ, tính bấp bênh riêng của họ thường thêm vào tính bấp bênh của cha mẹ họ. Giữa các từ mới được đặt ra cho nhóm này là ‘Kippers’ (kids in parents’ pockets eroding retirement savings-trẻ con trong túi bố mẹ ăn mòn tiết kiệm hưu trí) và ‘Ipods’ (insecure, pressurised, overtaxed, debt-ridden and saving-bấp bênh, bị áp lực, bị đánh thuế quá nặng, nợ nần và tiết kiệm).

Trong một cuốn sách bút chiến được cho là mô tả những gì mà các đàn ông trẻ như bản thân họ bây giờ đối mặt (mặc dù Tiểu sử (CV) của họ đã làm lộ bí mật), Ed Howker and Shiv Malik (2010) đã tóm tắt sự tồn tai ‘của họ’:

“Chúng tôi làm việc trong các việc làm và sống trong các nhà tìm được trên các hợp đồng ngắn hạn; các bước đi của đời chúng tôi luôn luôn lang thang; đối với nhiều người trong chúng tôi nhà thời thơ ấu là điểm cố định duy nhất của chúng tôi. . . Thế hệ mà sẽ cứu Vương Quốc Anh không thể khởi động; trong lúc đó các khoản nợ trở nên lớn hơn, các việc làm hiếm hơn, cuộc sống gay go hơn.”

Thanh niên: dân du cư đô thị

Thanh niên thế giới, hơn 1 tỷ người tuổi giữa 15 và 25, tạo thành lứa tuổi trẻ lớn nhất trong lịch sử, một đa số trong các nước đang phát triển. Thế giới có thể đang già đi nhưng có một số rất lớn những người trẻ đó đây, với nhiều người bị thất vọng. Mặc dù nhiều nhóm khác tạo thành precariat, hình ảnh phổ biến nhất là về những người trẻ nổi lên từ trường học và đại học bước vào sự tồn tại bấp bênh kéo dài hàng năm, thường làm cho càng thất vọng hơn bởi vì thế hệ của cha mẹ họ đã có vẻ có các việc làm ổn định.

Những người trẻ đã luôn luôn gia nhập lực lượng lao động trong các vị trí bấp bênh, kỳ vọng để phải chứng minh bản thân họ và học. Nhưng thanh niên ngày nay không được trao cho một sự mặc cả hợp lý. Nhiều người gia nhập việc làm tạm thời mà trải ra quá xa cái có thể được đòi hỏi để xác lập ‘tính có thể thuê được’. Một mưu của tính linh hoạt đã là để kéo dài các giai đoạn thử việc, mà trong đó các hãng có thể trả tiền công thấp hơn một cách hợp pháp và cung cấp ít phúc lợi hơn.

Xác suất giảm của việc chuyển sang một hợp đồng dài hạn tích tụ sự oán giận. Ở Pháp, chẳng hạn, 75 phần trăm của tất cả các nhân viên trẻ bắt đầu với các hợp đồng tạm thời và hầu hết vẫn trong chúng; chỉ những người có bằng cấp có thể kỳ vọng để chuyển vào một vị trí ‘lâu dài’. Về mặt truyền thống, những người trẻ đã có thể chịu một giai đoạn đầu là một người ngoài vì họ đã có thể trông mong rốt cuộc trở thành một người bên trong. Trong lúc đó, họ đã sống nhờ cha mẹ. Sự đoàn kết gia đình đã làm nhẹ bớt sự bấp bênh ban đầu. Nhưng ngày nay, sự bấp bênh đã rộng ra còn sự đoàn kết gia đình đã yếu hơn; gia đình là mỏng manh hơn và thế hệ già hơn không thể biết trước một sự có đi có lại cân bằng liên thế hệ.

Một đặc điểm của tái cơ cấu thu nhập xã hội và tính linh hoạt tiền công đã là sự giảm sút tiền công và thu nhập của những người trẻ so với những người nhiều tuổi hơn của họ. Không chỉ có nhiều người trẻ hơn trong các việc làm bấp bênh, nơi tiền công thấp hơn dù sao đi nữa, nhưng vị thế mặc cả của họ bị yếu đi trong tiếp cận đến mọi việc làm, trong khi sự thiếu trợ cấp doanh nghiệp và nhà nước làm tăng tính dễ bị tổn thương của họ đối với sự nghèo.

Một thí dụ là Nhật Bản, nơi tiền kiếm được hàng năm của công nhân trong các tuổi 20 của họ đã giảm 14 phần trăm giữa 1997 và 2008. Một báo cáo của Bộ Sức khỏe, Lao động và Phúc lợi trong 2010 đã thấy rằng 56 phần trăm của các công nhân từ 16 đến 34 tuổi được thuê đã cần một nguồn thu nhập thứ hai để giúp họ trả các sinh hoạt phí cơ bản.

Những người trẻ bực bội sự bấp bênh và hầu hết muốn theo đuổi loại nghề nào đó. Thế nhưng nhiều người với một mong muốn một cuộc sống trọn vẹn không bị ấn tượng bởi các câu chuyện về việc làm cực nhọc và căng thẳng của các thế hệ già hơn. Họ bác bỏ chủ nghĩa lao động của các việc làm toàn thời ổn định vươn vào nơi xa. Trong các cuộc khảo sát quốc tế, gần hai phần ba những người trẻ nói họ thích ‘tự làm chủ’, để làm việc cho riêng họ hơn là trong một việc làm. Nhưng các thị trường lao động linh hoạt được rèn bởi thế hệ cũ của các chính trị gia và các lợi ích thương mại ép buộc hầu hết người trẻ sống hàng năm trong precariat.

Thanh niên tạo thành lõi của precariat và sẽ phải giữ vai trò lãnh đạo trong việc tạo ra một tương lai khả thi cho nó. Thanh niên đã luôn luôn là chỗ chứa sự tức giận về hiện tại và người báo hiệu về một ngày mai tốt đẹp hơn. Một số nhà bình luận, như Daniel Cohen (2009: 28), thấy tháng Năm 1968 như thời điểm mà thanh niên đã nổi lên như một ‘lực lượng xã hội tự trị’. Chắc chắn ‘nhóm sinh ồ ạt [sau chiến tranh thế giới II, từ 1946-64] (baby boomers)’ đã bẻ gãy các dàn xếp được tạo ra bởi thế hệ cha mẹ họ. Nhưng thanh niên đã là tác nhân thay đổi suốt lịch sử. Đúng hơn, 1968 đã đánh dấu sự bắt đầu của precariat, với việc nó bác bỏ xã hội công nghiệp và chủ nghĩa lao động buồn tẻ của nó. Rồi sau đó, sau khi đã xỉ vả chống lại chủ nghĩa tư bản, nhóm sinh ồ ạt đã hưởng hưu bổng và các trợ cấp khác, kể cả các hàng hóa rẻ từ các nền kinh tế đang nổi lên, và rồi đã báo hiệu tính linh hoạt và sự bất an toàn cho những người nối nghiệp họ. Một người tốt nghiệp đại học thất nghiệp cay đắng (Hankinson, 2010) đã viết, ‘Nhóm sinh ồ ạt đã có giáo dục miễn phí, nhà giá phải chăng, hưu bổng béo bở, về hưu sớm và nhà thứ hai. Chúng tôi đã bị bỏ lại với sự giáo dục trên [nợ sinh viên] chẳng bao giờ [trả được] và một cái thang tài sản với các thanh thang mục. Và hệ thống tài chính, mà đã làm cho bố mẹ chúng tôi giàu có, đã bỏ chúng tôi lại để chọn giữa việc làm cứt đái hay không việc làm nào cả’.

Tất nhiên, tràng chửi rủa chống thế hệ trước trình bày một một bức tranh sai; nó bỏ qua giai cấp. Chỉ một thiểu số của nhóm sinh ồ ạt ở Anh đã vào đại học, còn ngày nay một nửa số rời trường phổ thông tiếp tục hình thức nào đó của giáo dục bậc ba. Nhiều người thuộc thế hệ già hơn đã chịu cảnh tàn phá của sự giải-công nghiệp hóa, như các thợ mỏ, công nhân ngành thép, công nhân bến cảng, các thợ in và vân vân đã bị xếp vào lịch sử. Và hầu hết phụ nữ đã có thêm gánh nặng của sự yếu thế kinh tế. Sự diễn giải liên thế hệ đã có thể hầu như là một chiến thuật nghi binh, vì nó phù hợp với một quan điểm bảo thủ mà cẩn thận bỏ vai trò của toàn cầu hóa ra (Willetts, 2010). Thanh niên ngày nay không bị tồi hơn các thế hệ trước. Tình trạng gay go chỉ là khác và thay đổi theo giai cấp. Các cộng đồng giai cấp lao động trước kia đã có một đặc tính đoàn kết xã hội được tạo ra từ thế hệ này đến thế hệ khác. Chúng bây giờ như nhiều vùng precariat là các khu và các cộng đồng của cái những người Ý gọi là alternativi.

Sự teo đi của chúng đã gây ra ba thách thức cho thanh niên ngày nay. Họ đã thấy cha mẹ họ mất địa vị, thu nhập, sự kiêu hãnh và sự ổn định; họ không có hình mẫu nào để noi theo; và họ trôi vào bẫy precarity, với các việc làm lương thấp bị rắc với các bùa mê thất nghiệp và sự ăn không ngồi rồi bị ép buộc. Bên trong các vùng lân cận thu nhập thấp ‘đạo đức làm việc’ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (Shildrick, MacDonald, Webster and Garthwaite, 2010). Nhưng kinh nghiệm về một cuộc sống bị precariat hóa bởi một thế hệ cũng truyền các thái độ và chuẩn mực ứng xử cho thế hệ tiếp. Thế hệ đầu tiên phải chịu tính linh hoạt mang tính hệ thống đã đến tuổi thành niên trong các năm 1980. Chính các con họ là những người tham gia thị trường lao động vào đầu thế kỷ thứ hai mốt. Chẳng thể tránh được rằng nhiều người trông chờ kiếm được ít và có sự nghiệp yếu hơn cha mẹ họ. Đáng chú ý, nhiều thanh niên Anh nói họ thuộc về giai cấp lao động hơn là nghĩ cha mẹ họ thuộc về giai cấp ấy. Có một cảm giác về sự đi xuống, khớp với cái họ thấy trước họ.

Hàng hóa hóa giáo dục

Sự hàng hóa hóa giáo dục cũng góp phần vào sự thất vọng và sự tức giận. Sự nỗ lực của hệ thống giáo dục để cải thiện ‘vốn con người’ đã không tạo ra các triển vọng việc làm tốt hơn. Một sự giáo dục được bán như một tài sản đầu tư mà không có lợi tức kinh tế nào cho hầu hết người mua, khá đơn giản, là một sự gian lận. Để cho một thí dụ, 40 phần trăm sinh viên đại học Tây Ban Nha một năm sau khi tốt nghiệp thấy mình trong các việc làm kỹ năng thấp mà không đòi hỏi trình độ chuyên môn của họ. Việc này chỉ tạo ra một dịch lớn về tâm trạng vỡ mộng địa vị.

Hiện nay, lợi lộc tiền bạc trung bình suốt đời từ việc đi học cao đẳng hay đại học là lớn – £200.000 cho đàn ông ở Vương Quốc Anh (Browne, 2010). Việc áp đặt học phí cao, như thế là có vẻ hợp lý. Nhưng học phí có thể chịu rủi ro đẩy các môn học không đem lại lợi tức tài chính sang bên lề và bỏ qua sự thực rằng lợi tức là trung bình trung vị. Trong một xã hội thị trường, các thị trường kẻ-thắng-lấy-hết tăng nhanh, mà là vì sao các chênh lệch thu nhập đã tăng vượt quá xa mức có thể được biện minh trên cơ sở năng suất. Một số đang co lại của các sinh viên kiếm được lợi tức thu nhập cao tạo ra trung bình trung vị (cao đó). Nhiều người hơn sẽ kiếm được các việc làm có thu nhập thấp hơn số trung vị đó rất nhiều.

Bây giờ hãy tính đến cái gì xảy ra trong thị trường lao động. Các nền kinh tế luôn luôn tạo ra các loại việc làm mới, nhưng chúng ta biết hướng của chúng. Thí dụ, trong thập niên tới, ít hơn một nửa việc làm mới ở Hoa Kỳ sẽ là cho những người với bằng cấp hay tương đương (Florida, 2010). Trong số đó, dựa vào kinh nghiệm vừa qua, 40 phần trăm việc làm có thể được lấp đầy bởi những người không có trình độ cao đẳng đại học. Rốt cuộc, Bill Gates đã là một người bỏ học. Như thế, chỉ một phần ba của tất cả các việc làm mới sẽ là sẵn có cho những người trẻ đã hoàn tất giáo dục bậc ba (tertiary).

Một đa số sẽ bị đẩy xuống vào các việc làm không cần trình độ cao. Khoét sâu thêm vào vết thương. Họ sẽ được bảo họ nên tận tụy, vui sướng, và trung thành trong việc làm dưới trình độ của họ và phải trả các món nợ bị mắc vì lời hứa rằng bằng cấp của họ sẽ kiếm cho họ các việc làm thu nhập cao.

Nhà nước tân-tự do đã biến đổi hệ thống trường học để khiến chúng thành một phần nhất quán của xã hội thị trường, đẩy giáo dục theo hướng hình thành ‘vốn con người’ và chuẩn bị việc làm. Nó đã là một trong những khía cạnh xấu xa nhất của toàn cầu hóa.

Bao đời nay giáo dục đã được xem như một quá trình giải phóng, truy vấn, phá vỡ mà qua đó giúp tâm trí phát triển các năng lực mới sinh. Bản chất của Khai Sáng đã là con người có thể định hình thế giới và tinh luyện mình thông qua sự học và thảo luận kỹ. Trong một xã hội thị trường, vai trò đó bị đẩy ra bên lề.

Hệ thống giáo dục được toàn cầu hóa. Nó được mô tả xấc xược như một ngành công nghiệp, như một nguồn lợi nhuận và thu nhập xuất khẩu, một vùng của tính cạnh tranh, với các nước, các đại học và các trường được xếp hạng theo các chỉ số thành tích. Là khó để nhại lại cái đang xảy ra. Các nhà quản lý đã tiếp quản các trường và các đại học, áp đặt một ‘mô hình kinh doanh’ được điều chỉnh khớp với thị trường. Mặc dù các tiêu chuẩn của nó đã lao xuống thậm tệ, nước dẫn đầu ‘ngành công nghiệp’ toàn cầu này là Hoa Kỳ. Ý tưởng là để chế biến các hàng hóa, được gọi là ‘các văn bằng’ và ‘những người tốt nghiệp’. Các đại học có khuynh hướng cạnh tranh không phải bằng việc dạy tốt hơn mà bằng chào một ‘mô hình xa xỉ’ – ký túc xá đẹp, các trò thể thao lạ lùng và các phương tiện nhảy nhót, và sức lôi cuốn của các học giả danh tiếng, nổi tiếng vì các thành tích phi-dạy học.

Tiêu biểu cho sự mất các giá trị Khai Sáng, ở Vương Quốc Anh trong 2009, trách nhiệm về các đại học đã được chuyển từ bộ giáo dục sang bộ kinh doanh. Bộ trưởng bộ kinh doanh khi đó, Lord Mandelson, đã biện minh cho sự chuyển như sau: ‘Tôi muốn các đại học chú tâm nhiều hơn vào việc thương mại hóa các thành quả của sự nỗ lực của chúng. . . kinh doanh phải là trung tâm’.

Việc thương mại hóa sự dạy ở trường ở mọi cấp độ là toàn cầu. Một công ty thương mại Thụy Điển thành công đang xuất khẩu một hệ thống vận hành trường được chuẩn hóa mà tối thiểu hóa tiếp xúc trực tiếp giữa các giáo viên và học sinh và giám sát cả hai bằng điện tử. Trong giáo dục bậc cao, việc dạy không có giáo viên và ‘các phòng học không có giáo viên’ đang tăng nhanh (Giridharadas, 2009). Massachusetts Institute  of  Technology  đã tung ra một Consortium Học liệu Mở, tuyển các đại học khắp thế giới để đưa các cua trực tuyến miễn phí, kể cả ghi chú của các giáo sư, các video và các bài thi. Cổng điện tử iTunes chào các bài giảng từ Berkeley, Oxford và nơi khác. Đại học Nhân dân, được một doanh nhân Israel thành lập, cung cấp các văn bằng cử nhân miễn học phí, thông qua cái nó gọi là ‘dạy peer-to-peer’ – các sinh viên học không từ các giáo viên mà từ các bạn sinh viên, trao đổi các câu hỏi và câu trả lời online.

Các nhà thương mại hóa cho rằng nó là về ‘bắt những người tiêu dùng phụ trách’. Scott McNealy, chủ tịch của Sun Microsystems và một nhà đầu tư vào Đại học Western Governors, mà cung cấp bằng cấp online, đã cho rằng các giáo viên phải định vị lại mình như ‘các đào tạo viên, không phải những người tạo nội dung’, tùy biến học liệu cho các học sinh trong khi ngó tới sự dạy giỏi của những người khác. Sự hàng hóa hóa và chuẩn hóa này là sự hạ giá giáo dục, tước đoạt tính toàn vẹn của nó và làm xói mòn sự truyền kiến thức phi chính thức. Nó là sự củng cố các thị trường thắng ăn cả và sự đẩy nhanh việc tháo dỡ một cộng đồng nghề nghiệp. Một thị trường về vốn con người sẽ làm tăng sự nhấn mạnh đến các giáo viên và đại học thành danh, và thiên vị các chuẩn mực và sự hiểu biết quy ước. Các Philistine (những kẻ thù địch và thờ ơ với văn hóa và nghệ thuật) không phải ở ngoài cổng các trường; họ đang ở bên trong chúng.

Các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới đòi hỏi rằng ‘các chương trình giảng dạy không thích hợp’ không liên quan đến nền kinh tế phải bị loại bỏ. Một báo cáo được ủy thác bởi Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã cho rằng việc dạy ở trường phải tập trung vào khả năng được tuyển dụng và rằng kinh tế học phải được dạy trong mọi trường tiểu học. Chính phủ công đảng của Vương Quốc Anh đã thúc Cục Dịch vụ Tài chính (FSA) để cho lời khuyên về làm thế nào ‘để gắn một văn hóa doanh nhân’ vào các trường. Tại Ý, Thủ tướng Silvio Berlusconi đã cho rằng tất cả cái mà các sinh viên cần học là ‘ba i’ – inglese, internet, impresa (tiếng Anh, internet, doanh nghiệp). Thay cho học văn hóa và lịch sử, trẻ con phải được dạy làm sao để là người tiêu dùng và người giữ việc làm hiệu quả.

Trong một sơ đồ thí nghiệm tại bốn thành phố Mỹ, học sinh được trả tiền vì việc học tập. Tại Dallas, học sinh lớp hai được trả US$2 cho mỗi cuốn sách chúng đọc; ở Chicago, học sinh trung học phổ thông được trả tiền nếu chúng đạt điểm tốt; tại Washington, DC, học sinh trung học cơ sở được trả tiền vì ứng xử tốt và sự có mặt. Một số phụ huynh đã than phiền rằng xu hướng này đang làm xói mòn động lực nội tại cho việc học (Turque, 2010). Nhưng thị trường tiếp tục tiến.

Trong lúc đó, có các báo cáo về một sự mất năng lực đọc, đi cùng với một hội chứng thiếu sự chú ý tập thể. Phim tài liệu Waiting for Superman (Đợi Siêu nhân) đã tường thuật rằng đây là thế hệ người Mỹ đầu tiên ít biết đọc biết viết hơn thế hệ trước đó (Harris, 2010). Như giáo sư Anh ngữ Mark Bauerlein đã nói với New York Times (Bernstein, 2009), ‘Chúng ta có các sự sắp hạng (học sinh) thấp cùng cực về tri thức công dân và hiểu biết lịch sử’. Người ta nghi ngờ liên quan đến các nhà thương mại hóa. Tri thức công dân không mua cho bạn một việc làm. Nó thậm chí không làm cho bạn ‘vui vẻ’.

Việc học gạo và các cua được chuẩn hóa tiếp tục lên hệ thống trên. Kinh tế gia Pháp Daniel Cohen đã tuyên bố tán thành, ‘Đại học đối với thế kỷ mới là cái mà hãng theo kiểu Ford đã là đối với thế kỷ trước’ (Cohen, 2009: 81). Nhưng giáo dục tại trường đang tạo ra cái gì đó chưa từng có trong lịch sử. Người ta đang bán ngày càng nhiều ‘giấy chứng nhận’ hơn mà đáng giá ngày càng ít hơn. Những người bán bị thúc tạo ra nhiều hơn, những người mua được thúc mua nhiều hơn, và nếu họ mắc nợ nần như một kết quả của việc mua vòng cuối của ‘văn bằng’, họ cần vay tiếp để mua vòng tiêp theo, mà chỉ có thể đủ để bảo đảm một việc làm mà làm cho tổng đầu tư đáng giá. Sự điên rồ này có nghĩa là gì cho precariat?

Ngẫm nghĩ về tác động lên các năng lực. Trong cốn sách bán chạy nhất Shop Class as Soulcraft (Lớp học Phân xưởng như Nghề thủ công Tâm hồn) (2009), Matthew Crawford tấn công Mỹ vì sự hạ giá trị lao động có kỹ năng. Ông cho rằng, trong khi các học trò môt thời được dạy các kỹ năng nghề nghiệp mà chúng quan tâm (trong ‘lớp học phân xưởng’), bây giờ chúng phải học các cua để khiến chúng trở thành các ứng viên đại học có tính cạnh tranh. Các kỹ năng thực tế bị hy sinh cho nỗ lực để kiếm được nhiều chứng chỉ hơn.

Một phần của quá trình tạo ra precariat đến từ sự đần độn hóa hệ thống giáo dục. Trò chơi là để tối đa hóa lợi nhuận, bằng tối đa hóa ‘công suất’. Tại Vương Quốc Anh, hàng trăm cua (course) đại học được nhà nước tài trợ cung cấp các văn bằng học thuật thậm chí qua các môn phi-học thuật. Liên minh Người đóng thuế trong năm 2007 đã nhận diện 401 ‘non-course’ như vậy, kể cả nột Bằng Cử nhân Danh dự về ‘phiêu lưu ngoài trời với triết học’, được chào tại University College Plymouth St Mark and St John, và một về ‘quản lý phong cách sống’ tại Leeds Metropolitan University.

Y khoa thay thế (alternative medicine) cũng làm ăn khá. Richard Tomkins (2009) đã trích bốn mươi hai đại học đưa ra tám mươi tư cua trong các môn như phản xạ học, liệu pháp mùi hương, châm cứu, và thảo dược, kể cả năm mươi mốt cua lấy bằng cử nhân khoa học. Chúng phản ánh một ‘Khai Tối’, một sự trôi từ tư duy Khai Sáng theo chủ nghĩa duy lý sang một cách tư duy xúc cảm gắn với tôn giáo và mê tín. Khi thiếu bằng chứng, những người chủ trương y tế lựa chọn thay thế dẫn chứng thực của bệnh nhân. Và có một tác động placebo (thuốc giả trấn yên) từ sự trị liệu mà trong đó có niềm tin.

Sự hàng hóa hóa giáo dục bậc cao hợp pháp hóa tính phi lý. Bất cứ cua nào đều có thể được chấp nhận nếu có cầu đối với nó, nếu nó có thể được bán cho những người tiêu dùng sẵn sàng trả giá. Bất kể ai có thể dự một cua-giả trao một học vị theo chứng chỉ ‘bởi vì bạn xứng đáng’, mà có nghĩa là bởi vì bạn hay cha mẹ bạn có thể trả tiền và bởi vì chúng tôi ở đây để cho bạn cái bạn muốn, không phải cái chúng tôi tin là khoa học hay hợp lệ dựa trên những sự sinh ra tri thức. Các cua và các bài thi được làm cho dễ hơn, để tối đa hóa tỷ lệ đỗ và tránh việc ngăn cản tuyển mộ sinh viên và trả học phí béo bở hơn bao giờ hết.

Chi phí đi học đại học đã tăng nhanh hơn sự tăng thu nhập, đặc biệt ở Hoa Kỳ. Giữa 1970 và 2010, trong khi thu nhập trung vị hộ gia đình đã tăng 6,5 lần, chi phí dự học một đại học tư đã tăng 13 lần, và chi phí của một đại học bang đã tăng 15 lần cho các sinh viên trong bang và 24 lần cho các sinh viên ngoài bang. Giá trị cho đồng tiền đã sụp đổ. Trong 1961, các sinh viên toàn thời gian trong các đại học bốn năm đã học trung bình 24 giờ một tuần; trong năm 2010, đã chỉ là 14 giờ. Tỷ lệ bỏ học và hoãn học là cao; chỉ 40 phần trăm tốt nghiệp trong bốn năm. Cả các giảng viên lẫn sinh viên kiếm được lợi lộc ngắn hạn. Tải giảng dạy thấp cho phép các giảng viên bán mình như các nhà nghiên cứu trong nhiều thời gian hơn, còn các điểm được thổi phồng làm cho sinh viên dễ nhận được hàng hóa bằng cấp hơn. Sự vắng mặt sinh lợi. Các giảng viên cấp cao trong các đại học Ivy League, những người chắc chắn không giảng dạy gì khi họ ở trường, bây giờ có các đợt nghỉ phép có lương dài (sabbatical) mỗi ba năm; đã thường là mỗi bảy năm. Họ giống các giáo viên vắng mặt hơn, đánh dấu √ vào các ô.

Đừng trách họ. Họ hành động phù hợp với xã hội thị trường. Hệ thống đang ăn dần ăn mòn đạo đức nghề nghiệp của giáo dục. Một thị trường dựa trên chủ nghĩa cơ hội. Tư lợi là cái Adam Smith đã tán dương và là cái các kinh tế gia tân-tự do rao giảng. Nhưng nhiều giảng viên và giáo viên trong không gian hàng hóa hóa này không là vô liêm sỉ hay bất lương. Nhiều người bị thất vọng và căng thẳng khi họ thử điều chỉnh. Nhà nước tân-tự do mà nuôi dưỡng cách cư xử thương mại phản ứng lại với sự miễn cưỡng của các giáo viên đối với việc giảng dạy tiêu chuẩn bằng việc đưa ra thành tích nhân tạo và các kiểm định kiểm toán và các chỉ số, được ủng hộ bằng các khuyến khích và trừng phạt. Những người trẻ và giáo viên chia nhau sự tổn thất.

Trong lúc đó, phản ứng quốc tế với sự tan chảy tài chính năm 2008 đã gồm các khoản cắt đối với giáo dục nhà nước và một sự chuyển nữa các chi phí sang cho các sinh viên và gia đình họ. Cựu Thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger đã cắt US$1 tỷ khỏi ngân sách của Đại học California. Học phí đã tăng 20 phần trăm; nhân viên hỗ trợ bị sa thải; các giảng viên phải nghỉ phép không lương. Hành động của ông được vang lại khắp Hoa Kỳ. Và ở Vương Quốc Anh, trong 2009 chính phủ đã nói rằng nó đã lên kế hoạch để cắt chi tiêu về giáo dục bậc cao. Nghiệp đoàn giáo viên đại học đã cho rằng ba mươi đại học có thể bị đóng cửa, mất 14.000 việc làm. Chính phủ mới đã tăng kế hoạch cắt giảm và đã làm rõ rằng giáo dục bậc cao phải trở nên có chức năng kinh tế hơn nữa. Các môn nghệ thuật và khoa học xã hội có thể bỏ qua được.

Về mặt toàn cầu, sự siết chi tiêu nhà nước đang tạo thuận lợi cho sự tăng thương mại hóa giáo dục ở trường. Đại học tư Phoenix, ‘nhà cung cấp dịch vụ giáo dục’ lớn nhất của Mỹ, đã tăng sự tuyển sinh toàn cầu của nó trong 2009 từ 384.000 lên 455.000. Tại Anh, các doanh nhân và các công ty đang tài trợ ‘các học viện’, mà cho họ sự ảnh hưởng tới chương trình giảng dạy và ngành chuyên môn. Sơ đồ, được khởi động bởi chính phủ Công đảng, và được Liên minh Bảo thủ/Dân chủ Tự do mở rộng. Tập đoàn báo chí của Rupert Murdoch có kế hoạch tài trợ một trường ở London, như nó làm rồi ở New York, không nghi ngờ gì dùng ảnh hưởng của các đồ trang sức ý thức hệ cánh hữu của nó. Một trường khác ở London được tài trợ bởi Lehman Brothers có số phận hẩm hưu trước sự phá sản ngoạn mục của ngân hàng trong năm 2008.

Sự hàng hóa hóa giáo dục này là một căn bệnh xã hội. Có cái giá phải trả. Nếu giáo dục được bán như một tài sản đầu tư, nếu có một cung văn bằng vô tận và nếu các thứ này không mang lại lợi tức được hứa hẹn, về mặt tiếp cận đến các việc làm tốt và thu nhập cao mà với nó để  trả các khoản nợ  phát sinh bởi vì chúng đã được thúc để mua nhiều hàng hóa hơn, nhiều người gia nhập precariat hơn sẽ tức giận và cay đắng. Gợi nhớ đến thị trường chanh (đồ cũ). Như một tiếu lâm Soviet cũ, mà trong đó các công nhân đã nói, ‘Họ giả vờ trả lương chúng tôi, chúng tôi giả vờ làm việc’. Phiên bản giáo dục sẽ như sau: ‘Họ giả vờ giáo dục chúng tôi, chúng tôi giả vờ học’. Ấu trĩ hóa trí óc là một phần của quá trình, không phải cho elite mà cho đa số. Các cua được làm cho dễ hơn, sao cho tỷ lệ đỗ có thể được cực đại hóa. Các giáo viên đại học phải tuân theo.

Tuôn sự học ở trường (streaming schooling) cho precariat

Có các dấu hiệu rằng các hệ thống giáo dục bị hàng hóa hóa được tái cấu trúc để tuôn thanh niên vào hệ thống lao động linh hoạt, dựa trên một elite có đặc ân, một giai cấp lao động kỹ thuật nhỏ và một precariat đang tăng lên. Nếu ngành công nghiệp giáo dục đang bán các mặt hàng, và nhiều sinh viên không được kỳ vọng để vào một sự nghiệp chuyên nghiệp, có nhiều cơ hội hơn cho việc cung cấp các mặt hàng ‘tầm thường’. Một vị thành niên thích lướt sóng đã nói nó đã đến Đại học Plymouth ‘để học khoa học lướt sóng và công nghệ’; cua học đòi hỏi nó phải ‘lướt sóng hai lần một tuần và điều đó là bắt buộc’. Các bằng cấp bị đần độn cho những người lao động bị đần độn (dumbed-down).

Tại Đức, hệ thống học nghề nổi tiếng đang co lại, còn nhiều thanh niên hơn bị đẩy vào một ‘hệ thống quá độ’, các trường sửa chữa mà hiếm khi tạo ra các kỹ năng bền vững. Đào tạo học nghề được chuyên môn hóa cao và chỉ có thể được cung cấp bởi các trường được chấp thuận. Nướng bánh mì và làm bánh ngọt là các môn học tách biệt; nếu ai đó muốn quản lý một quán McDonald’s họ phải học Systemgastronomie. Sự chuyên khoa hẹp này làm cho khó để có được một việc làm. Trong 2005, hơn một phần ba số tốt nghiệp vẫn thất nghiệp một năm sau khi hoàn thành đào tạo. Hệ thống, đã phù hợp với thời đại công nghiệp, hoạt động không bình thường, tính cứng nhắc của nó nhất thiết tạo ra những sự không thích hợp trong một nền kinh tế linh hoạt.

Có áp lực đối với sự đào tạo chung mà làm cho việc chuyển nghề dễ hơn và trao các quyền đào tạo cho một dải rộng hơn của các trường. Tuy vậy, hệ thống Đức đang chuyển biến để đẩy nhiều thanh niên hơn vào precariat. Trẻ em mười tuổi được hướng vào ba loại trường trung học. Bậc thấp nhất, Hauptschulen, mà về truyền thống tuyển sinh học nghề, đã trở thành một chỗ chứa các trẻ em thi trượt; nhiều đứa qua nó bây giờ gia nhập hệ thống quá độ. Hệ thống học nghề bây giờ tuyển sinh từ các trường trung cấp, Realschulen, mà đã thường cung cấp các công nhân cổ trắng. Ngay cả các trường phổ thông đỉnh cao, Gymnasien, tuyển sinh học nghề, mặc dù chúng được cho là hướng học sinh vào đại học. Hệ thống giáo dục đang thích nghi để định hình thanh niên của nó.

Sự tuồn tiếp tục vào thị trường lao động. Như thế bộ máy quan liêu nhà nước có bốn con đường sự nghiệp; những người đã chọn một con đường có ít cơ hội để chuyển sang con đường khác. Một được dành cho những người với một bằng Meisterbrief, bằng nghề cao nhất. Với một hệ thống cứng nhắc, những người không vào được một con đường có đặc quyền trong đầu cuộc đời phải cảm thấy vô vọng.

Hệ thống Đức đánh hỏng thanh niên của nó; các số thống kê được thu thập bởi OECD trong 2001 cho thấy trẻ em 15-tuổi kém hơn hầu hết các nước đã công nghiệp hóa khác. Hơn một phần năm đã không để đọc hay tính đúng, và nhiều vị thành niên đã bỏ học. Đã có cải cách ở một số phần đất nước, làm xói mòn hệ thống đẳng cấp giữa đào tạo nghề và đại học. Nhưng sự tiến bộ là chậm. Thay vào đó, Đức đang chuyển theo hướng ba cách tuôn, mà trong đó một phần tăng lên của hệ thống đang chuẩn bị thanh niên cho cuộc sống trong precariat.

Sự tuôn cũng tăng lên ở Hoa Kỳ. Ở đó, đào tạo nghề từ lâu đã bị coi khinh như sự làm cùn cơ hội vào tuổi ban đầu. Các đại học đã được coi như con đường tới lương cao và năng lực toàn cầu tuyệt vời. Vào 2005, chỉ một phần năm học sinh trung học học các môn học nghề, so với một phần ba trong 1982. Thế nhưng cầu lao động đã thay đổi chống lại những người mua bằng cấp. Có vẻ nhận ra điều này, Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Obama đã đề xuất nhiều bằng cao đẳng hai năm hơn; một số bang đang thử hồi sinh sự học nghề và ‘các học viện nghề’ đang lan ra, kết hợp chương trình giảng dạy học thuật và kỹ thuật với kinh nghiệm lao động. Tổng thống Obama đã thúc mỗi người Mỹ hãy cam kết ít nhất một năm đào tạo. Các trường cao đẳng cộng đồng là hy vọng lớn mới. Một quá trình tuôn trực tiếp đang hình thành, chuẩn bị thanh niên cho cuộc sống làm việc mức thấp hơn.

Ở phía kia của thế giới, hàng triệu người đang nổi lên từ các đại học mức hai (second-rung) để gia nhập precariat Trung Quốc. Lượng tuyển vào đại học đã tăng từ một triệu trong 2000 lên 7 triệu trong 2010. Hệ thống đã tạo ra một con đường quen thuộc của tính bất động xã hội (Chan, 2010). Những người đi học các trường tiểu học tốt vào các trường trung học tốt; và các đại học đỉnh cao lấy sinh viên từ đó. Nhưng hầu hết được sinh ra trong các gia đình nghèo, sống ở các vùng nghèo, đi học ở các trường tiểu học nghèo và kết thúc trong các trường trung học nghèo mà từ đó các đại học đỉnh cao không lấy sinh viên.

Từ 2006, hơn một triệu người tốt nghiệp mỗi năm đã trở nên thất nghiệp khi rời đại học. Họ được gọi là Lũ Kiến (Si, 2009), hay Lũ Lang thang, bởi vì họ vội vã lao vào các mạng lưới của họ hay lang thang quanh khu trường đại học cũ của họ trong nỗ lực tuyệt vọng để duy trì một mạng lưới hỗ trợ và động viên. Các nhóm người tốt nghiệp sống cùng nhau ở ngoại ô trong các nhà ở bé tẹo. Ba phần tư là từ các vùng nông thôn, thiếu giấy tờ hộ khẩu. Gần như tất cả là độc thân, sống nhờ các việc làm tạm thời trả tiền công thấp, mà họ chia sẻ. Với tiền công đó, họ sẽ phải làm việc một năm để mua một phần bé tẹo của nhà ở tù túng của họ.

Các bẫy precarity tuổi trẻ

Có hai bẫy precarity cho các thanh niên nổi lên từ sự học bậc ba. Một là bẫy nợ nần. Giả sử họ muốn xây dựng các bản sắc nghề nghiệp và các sự nghiệp, mà đòi hỏi một chiến lược dài hạn. Họ nổi lên từ đại học với những văn bằng và nợ nần của họ, với các nhân viên chấp hành được nhà nước chấp thuận đang chờ một cách đáng ngại để thu nợ một khi họ kiếm được tiền (hay không kiếm được). Nhiều người thấy các việc làm họ nhận được là tạm thời và tiền công quá thấp để thanh toán các món nợ đó. Việc làm là không phù hợp với trình độ và khát vọng của họ. Họ thấy và nghe rằng hàng triệu người ngang hàng của họ bị kẹt vào các việc làm mà các kỹ năng của họ là không hợp. Họ đã phải chộp lấy việc làm họ có thể, không phải việc làm cho phép họ xây dựng bản sắc nghề nghiệp quý giá đó. Bẫy precarity trở nên tồi tệ hơn bởi vì các chủ tiềm năng có thể biết sự nợ nần của họ và lo về độ tin cậy của họ.

Ở Tokyo, các sinh viên bị đưa vào sổ đen nếu họ không trả lại các khoản vay, sự tiếp cận bị hạn chế của họ đến việc làm bị làm yếu thêm bởi có các hồ sơ tín dụng đáng ngờ. Việc đó được thu thập bởi các hãng tuyển mộ tiến hành kiểm tra. Một thứ dẫn đến thứ khác. Nói chung, những người trẻ bị giằng xé giữa các khát vọng của họ, được ủng hộ bởi các văn bằng của họ và hàng năm trời học hành, và nhu cầu của họ đối với thu nhập. Đấy là cái bẫy precarity thứ hai. Họ có thể nhận một việc làm tạm thời bởi vì họ cần thu nhập để sống và hoàn trả nợ. Họ có thể không bởi vì nó có thể làm nản chí các triển vọng của họ về một lựa chọn xây dựng sự nghiệp khác. Nếu họ gạt bỏ việc làm ngõ cụt tạm thời, họ có thể bị quy cho là lười biếng và là một kẻ ăn xin. Nếu họ nhận việc làm đó, họ có thể ở trên đường thất bại.

Đã có nhiều thảo luận về liệu những người trẻ hôm nay có một thái độ khác đối với công việc so với những người đi trước của họ hay không. Họ được bảo là muốn nhiều hơn cái các chính trị gia gọi là ‘sự cân bằng công việc–cuộc sống’, một lời nói vô vị gần như một phép lặp thừa (tautology), trong đó người ta không thể tưởng tượng sự mong muốn một sự bất cân bằng công việc-đời sống. Những người trong cái được gọi một cách khác nhau là Thế hệ Y, Những người Thiên niên kỷ (Millennial) hay ‘thế hệ iPod’ (nói đại thể, sinh từ giữa các năm 1970) được cho là ít tham vọng vật chất hơn và ít tận tụy với việc làm hơn nhóm sinh ồ ạt (sinh từ 1946–60) hay Thế hệ X (sinh ở giữa). Điều này có thể chỉ phản ánh bản chất của các việc làm sẵn có cho thế hệ trẻ hơn và sự phổ biến của bẫy precarity. Vì các lý do tâm lý học và kinh tế, nhiều người không thể có đủ khả năng để là tận tụy với các việc làm mà có thể bốc hơi với sự báo trước ngắn.

Một số nghiên cứu ở Mỹ thấy rằng hầu hết nhân viên trẻ nói họ trung thành với chủ sử dụng lao động của họ (Hewlett et al., 2009). Nhưng một điều tra về các nhân viên có giáo dục cao đẳng đại học ở hai công ty đã thấy rằng 89 phần trăm Thế hệ Y và 87 phần trăm nhóm sinh ồ ạt cũng đã coi công việc linh hoạt là quan trọng, và hơn hai phần ba muốn làm việc từ xa một phần thời gian. Chỉ một thiểu số nhỏ bé của mỗi thế hệ đã mô tả mình như ‘lấy công việc làm trung tâm’ và hầu hết đã không xem việc làm như con đường của họ tới hạnh phúc. Thái độ của hai thế hệ là giống nhau; sự khác biệt là trong thực tế đối chất với họ. Các nghiên cứu này đã tập trung vào những người tìm cách để gia nhập việc làm hưởng lương, những người được kỳ vọng cho thấy nhiều sự cam kết việc làm hơn những người khác.

Một nghiên cứu ở Anh (Centre for Women in Business, 2009) cũng đã thấy các nhà chuyên nghiệp trẻ bày tỏ sự trung thành với hãng của họ, nhưng nó đã là một sự trung thành tùy thuộc bởi vì hầu hết đã sẵn sàng đi tiếp nếu không được thăng cấp. Họ cảm thấy sự tin cậy của cha mẹ họ vào một ‘tổ chức’ đã bị phản bội và đã không muốn để mình có thể bị thất vọng như vậy. Trong khi vài người đã cho rằng Đại Suy thoái đã hoạt động như một ‘sự kiểm tra thực tế’ cần thiết lên ‘bầu không khí trao quyền’ của Thế hệ Y (Tulgan, 2009), có lẽ nó sẽ củng cố cảm giác của những người trẻ rằng ‘hệ thống’ chống lại họ.

Cuối cùng, các bẫy precarity phản ánh một sự bất hòa giữa các khát vọng của những người trẻ và hệ thống chuẩn bị ‘vốn con người’ mà bán giấy chứng nhận sính bằng cấp trên một tờ quảng cáo giả dối. Hầu hết việc làm được chào không đòi hỏi tất cả các năm đi học đó, và giới thiệu việc học ở trường như sự chuẩn bị người cho việc làm là gây ra căng thẳng và thất vọng mà sẽ dẫn đến sự vỡ mộng.

Chứng cuồng thực tập sinh (The intern craze)

Trong lúc đó, một hình thức mới của công việc precariat được dự định đặc biệt cho thanh niên đang lan ra. Việc làm thử kiểu cổ đã dẫn đến các việc làm ổn định theo nguyên tắc, như sự học nghề đã dẫn. Sự thực tập (internship) thì không. Thực tập được giới thiệu như một cách để có được kinh nghiệm hữu ích có ý định cung cấp, trực tiếp hay gián tiếp, một cửa ngõ tiềm năng đến một việc làm thường xuyên. Trong thực tiễn, chúng được nhiều chủ dùng như một cách để có được lao động rẻ có thể bỏ đi. Thế mà thanh niên đang cạnh tranh dữ dội vì các đợt thực tập không công hay được trả rất thấp này, hy vọng có việc bận, kiếm được kỹ năng và kinh nghiệm, mở rộng mạng lưới và, chỉ có lẽ, có được việc làm khó đạt đó.

Các đợt thực tập đang trở thành một rite de passage (nghi thức chuyển tiếp) cho thanh niên giai cấp trung lưu ở một số nước. Hoa Kỳ thậm chí có ‘thực tập sinh ảo’, những người làm việc từ xa cho một hay nhiều công ty, làm nghiên cứu, thuyết trình bán hàng, tiếp thị, thiết kế đồ họa hay phát triển truyền thông xã hội. Trong khi các sinh viên tiếp xúc với các lĩnh vực tiềm tàng của công việc tương lai và có thể làm việc khi thích hợp, các nhược điểm tiềm tàng gồm sự cô lập và sự thiếu tiếp xúc.

Tại Hoa Kỳ, các thực tập sinh có thể lấy trợ cấp thất nghiệp khoảng US$400 một tháng, chừng nào họ có thể cho là đang kiếm việc làm. Việc là một thực tập sinh che giấu sự thất nghiệp, cho việc làm nhân tạo và cải thiện tiểu sử. Luật liên bang cấm việc sử dụng thực tập sinh để thay thế các nhân viên thường xuyên. Nhưng là khó để kiểm tra. Để tránh các hệ lụy pháp lý, một số hãng hạn chế việc thực tập cho các sinh viên nhận được tín chỉ của trường. Cho nên một số người lao động trẻ ghi danh vào các trường chỉ để cho phép bản thân họ làm thực tập. Các thanh niên thất nghiệp cũng tham gia thị trường thực tập. Các ứng viên thực tập sinh này được tư vấn để nói họ đang tìm một sự thay đổi sự nghiệp hay để học cái gì đó, và đừng nói rằng họ đã mất việc làm và họ chẳng có việc gì để làm (Needleman, 2009). Thật buồn và tuyệt vọng.

Việc thực tập đã trườn vào chính sách thị trường lao động. Sơ đồ Thực tập Hành chính ở Nam Hàn, được lập ra trong 2008, đề xuất lao động tạm thời cho những người tốt nghiệp, những người được sắp xếp như các thực tập sinh trong các bộ hay các cơ quan công quyền tối đa 11 tháng. Các thực tập viên không được công nhận như các viên chức, không được Bộ Luật Tiêu chuẩn Lao động hay Bộ Luật Viên chức Chính phủ bảo vệ,  bị cấm được sử dụng như công chức sau khi ở trong chương trình thực tập, không thể được biến thành nhân viên toàn thời gian và được trả dưới tiền công tối thiểu. Họ có thể nhận sự đào tạo nhân viên, nhất là đào tạo từ xa, nhưng hầu hết tham gia các đợt thực tập kéo dài năm tháng, không phải 11 được quy định như giới hạn tối đa. Trong một điều tra, chỉ 8 phần trăm đã nói việc thực tập cho họ bất cứ cơ hội nào để phát triển các kỹ năng nghề nghiệp.

Tại Vương Quốc Anh, các thực tập sinh đến chủ yếu từ các gia đình giai cấp trung lưu, mà có thể có khả năng để hỗ trợ con cái họ trong việc kiếm một chút thêm cho tiểu sử (CV) của chúng và một con đường tới một việc làm thật. Đã có các cuộc đấu giá cho việc thực tập trong media và các khu vực có đặc quyền khác, vì ‘kinh nghiệm làm việc’ không được hay được trả công ngày càng được đòi hỏi cho việc tiếp cận đến ‘các việc làm tử tế’. Tuy là trái luật để sử dụng ai đó mà không trả họ bất cứ thứ gì, điều này là cái xảy ra với các thực tập sinh. Một vụ án trong 2009 (Nicola Vetta vs London Dreams) đã xác lập rằng một thực tập sinh có quyền đối với tiền công tối thiểu, cho dù cô đã đồng ý làm việc cho hãng film trên cơ sở ‘chỉ có phụ phí’. Điểm pháp lý đã là, không ai đã có thể ‘đồng ý’ với một sự dàn xếp phi pháp. Nhưng nó luôn luôn xảy ra.

Sự thực tập là một mối đe dọa cho thanh niên trong và quanh precariat. Cho dù có được trả tiền, các thực tập sinh đang làm lao động rẻ ngõ cụt, gây áp lực xuống đối với tiền công và cơ hội của những người khác mà có thể được thuê nếu khác đi. Một đợt thực tập có thể cho lợi thế vị trí cho một ít người trẻ, nhưng việc đó chắc có khả năng hơn là việc mua một vé xổ số, trong trường hợp này dính líu đến một sự bao cấp tư nhân, thường được trả bởi gia đình thực tập sinh.

Cuối cùng, sẽ là một sai lầm để nghĩ các thực tập sinh chỉ là một đặc điểm của các nước giàu và thanh niên giai cấp trung lưu. Ngoài Nam Hàn, họ cũng phổ biến ở Trung Quốc. Một cuộc đình công tại một nhà máy truyền động lớn của Honda ở Phật Sơn đã tiết lộ rằng các thực tập sinh đã chiếm một phần ba của tất cả nhân viên, phản ánh việc sử dụng phổ biến các sinh viên và những người làm việc tạm thời trong ngành chế tác Trung Quốc (Mitchell, 2010). Giống như mọi nơi khác, các thực tập sinh là một sự thay thế precariat cho lao động thường xuyên.

Căng thẳng thế hệ

Thanh niên trong các nước đã công nghiệp hóa gia nhập một thị trường lao động mà trong đó họ sẽ phải đóng góp ngày càng nhiều từ tiền công thấp của họ để cấp tài chính cho thu nhập hưu của số ngày càng tăng những người nghỉ hưu. Các số liệu nhân khẩu học gây chán nản. Ở Nhật Bản, nơi xu hướng già đi là cao nhất, số công nhân để hỗ trợ mỗi người nghỉ hưu đã sụt từ mười trong 1950 xuống bốn trong 2000 và kỳ vọng sụt xuống hai vào 2025. Không ít hơn 70 phần trăm của bảo hiểm xã hội của Nhật là cho những người cao tuổi và chỉ 4 phần trăm cho chăm sóc trẻ con (Kingston, 2010). Chúng ta sẽ xem xét cái gì đang xảy ra với những người cao tuổi muộn hơn. Ở đây chúng ta quan tâm đến nó tác động ra sao đến thanh niên.

Thanh niên của thế kỷ thứ hai mươi mốt không chỉ phải theo đuổi nhiều bằng cấp hơn bao giờ, với chi phí cao, để có được một xác suất thấp về việc đạt tới một điểm gia nhập sự nghiệp – một ảo vọng lùi xa dần đối với nhiều người – nhưng cho dù họ có thành công, họ sẽ trả các khoản đóng góp, như những người làm việc hôm nay, cho các khoản hưu bổng của các nhân viên của ngày hôm qua. Vì chi phí của sự làm việc đó đang tăng lên, chủ yếu bởi vì sự lão hóa, nhà nước đang tăng các khoản đóng góp mà các nhân viên của hôm nay phải trả và đang nâng tuổi mà các nhân viên của hôm nay có thể nhận được lương hưu. Để làm cho thương vụ còn ít hấp dẫn hơn đối với các nhân viên của hôm nay, nhà nước đang cắt giá trị thực tế của lương hưu nhà nước của ngày mai. Và các công nhân của hôm nay được bảo rằng họ phải chịu nhiều rủi ro hơn, bằng nhiều khoản đóng góp của họ được đưa vào các sơ đồ được xác định theo mức đóng (tức là, thay cho có mức hưu được bảo đảm, các khoản đóng góp được đưa vào các quỹ đầu tư mà có thể lên xay xuống về giá trị). Các công nhân thường được yêu cầu đưa các khoản đóng góp vào các quỹ hưu mà đi đầu tư nhân danh họ, bất luận các quỹ đó có đủ trình độ để làm thế hay không.

Thiếu Tiếng nói và suy thoái sau-2008

Thanh niên đang gia nhập các thị trường lao động trong sự lộn xộn nào đó, nhiều người trải qua sự vỡ mộng địa vị, cảm thấy không an toàn về kinh tế và không có khả năng xem làm sao để xây dựng một sự nghiệp. Trong nhiều nước tình trạng gay go của họ bị trầm trọng thêm bởi thất nghiệp. Sự tan chảy tài chính đã giáng mạnh xuống thanh niên. Hàng triệu người mất việc làm, hàng triệu người thêm đã không thể gia nhập thị trường lao động, và họ đã thấy tiền lương thấp hơn các tiền bối của họ. Vào 2010, thanh niên thất nghiệp (tuổi 16–24) ở Tây Ban Nha đã hơn 40 phần trăm, ở Ireland 28 phần trăm, ở Ý 27 phần trăm, ở Hy Lạp 25 phần trăm. Tỷ lệ thất nghiệp giữa các teenager Mỹ đã là 52 phần trăm gây choáng váng. Khắp thế giới, thanh niên rời lực lượng lao động với ba lần tốc độ của người lớn. Nhiều đã quay lại hay đã thử quay lại giáo dục thêm, làm tồi tệ thêm vòng xoáy trôn ốc của ‘các bằng cấp’ vượt qua các đòi hỏi của các việc làm sẵn có.

Tại Nhật Bản, khủng hoảng đã tăng tốc sự chuyển thanh niên vào precariat khi các công ty đóng băng sự gia nhập ban đầu vào các vị trí hưởng lương theo con đường điều hành. Theo truyền thống, những người tốt nghiệp đại học vào tháng Ba mỗi năm để bắt đầu một việc làm hưởng lương mà sẽ đặt họ lên cho việc làm suốt đời. Đã có một sự đóng băng một phần trong đình trệ vào đầu các năm 1990 nhưng sau 2008 sự đóng băng lan rộng. Trong 2010, hơn một trong năm người tốt nghiệp đã không có bất cứ lời mời làm việc nào. Mô hình người hưởng lương đã sụp đổ. Gần một nửa của tất cả các công ty lớn và quy mô vừa đã nói chúng không có ý định thuê bất cứ nhân viên thường xuyên nào. Những người tốt nghiệp phải hiệu chỉnh với các triển vọng suốt đời mới, khi các chủ trở nên thoải mái hơn với việc bỏ các tiêu chuẩn người ăn lương suốt đời.

Sự lộn xộn của thanh niên trong thị trường lao động đã bị trầm trọng thêm bởi sự xa lánh của nó khỏi cơ chế chính cho việc xả sự thất vọng và cho việc lên Tiếng trong sự mặc cả cho một tương lai ít bị precariat hóa hơn. Sự củng cố các quyền hưởng cho các nhân viên thường xuyên, một thành tựu thế kỷ thứ hai mươi của các công đoàn và các phong trào dân chủ xã hội, đã dẫn precariat trẻ thù địch với các công đoàn. Họ thấy công đoàn như đang bảo vệ các đặc ân của các nhân viên cũ, các đặc ân họ không thể đoán trước cho chính họ. Trong các pháo đài xưa của chủ nghĩa công đoàn, như Tây Ban Nha và Ý, thanh niên quyết liệt bác bỏ các công đoàn. Để công bằng, các công đoàn đã muốn mở rộng trợ cấp cho các nhân viên tạm thời. Nhưng họ đã không đạt được điều đó. Họ thấy tiền công giảm và việc làm đi nơi khác, làm xói mòn thêm tính chính đáng của họ – đến mức các chính trị gia dân chủ xã hội thấy có lợi để đứng xa chúng. Ngay cả các thủ lĩnh công đoàn bị bối rối. Richard Trumka, khi được bầu làm thủ lĩnh của AFL-CIO trong 2010, đã thú nhận rằng khi những người trẻ ‘nhìn vào các công đoàn, quá thường xuyên cái họ thấy là một tàn dư của nền kinh tế của cha mẹ họ’.

Thanh niên ngày nay thấy khó để hình thành các hội tập thể trong quá trình sản xuất, một phần bởi vì họ là một phần của lực lượng lao động linh hoạt, trong việc làm tạm thời, làm việc từ xa và vân vân. Thanh niên chiếm phần lớn của những người du mục đô thị của thế giới, vội vã từ một nơi công cộng sang nơi khác, từ các quán café internet sang bất cứ nơi khác nào hoạt động gấp đôi như chỗ làm việc và chỗ chơi. Như thế Alessandro Delfanti, của San Precario Connection, đã nói, ‘Thế hệ chúng tôi đã mất quyền để sử dụng xung đột bên trong lĩnh vực sản xuất’ (Johal, 2010). Điều này đúng, song thanh niên cần tiếng nói tập thể loại nào đó.

Các triển vọng ảm đạm

Thanh niên có một sự kết hợp của các thách thức. Đối với nhiều người, một bẫy precarity vẫy gọi. Đối với nhiều người, việc phơi ra cho một hệ thống giáo dục hàng hóa hóa dẫn đến một thời kỳ vỡ mộng địa vị. Trong khi đối với vài người, một giai đoạn ngắn chơi trong precariat có thể là một đoạn giải lao giữa giáo dục và việc gia nhập salariat giàu có hay thậm chí elite, đối với đa số, tương lai hứa hẹn một dòng việc làm tạm thời với không triển vọng nào về phát triển một sự nghiệp nghề nghiệp. Đối với một số ngày càng tăng, nó là về được đào tạo về ‘tính có thể được thuê’, để biến thành tươm tất và linh hoạt theo nhiều cách, chẳng cách nào phù hợp với cái họ thực sự muốn.

Đối với một số người thật là quá nhiều. Một phản ứng với sự va chạm giữa giáo dục và triển vọng của các việc làm precariat đã là để rời bỏ sự theo đuổi việc làm hoàn toàn, trở thành cái mà các nhà quan sát Ý đã gán cho cái tên alternativi hay ‘cognitariat’, những người sống một cuộc sống bohemian (phóng túng) mà đổi sự an toàn lấy một cuộc sống sáng tạo và tự trị (Florida, 2003: 35). Điều này chỉ khả thi cho một ít người và là một sự mặc cả Faustian, mà trong đó tự do và sự kích động được trả muộn hơn, trong sự thiếu lương hưu hay tiện nghi vật chất khác. Nhưng nó gây nhức nhối tình cảm của nhiều người hơn.

Warren Buffett đã có một lý thuyết quả bóng tuyết. Ai đó có thể xác định các kỹ năng và tham vọng của mình càng sớm, họ để cho chúng lăn càng lâu, tích tụ độ lớn và sức mạnh. Nếu các năm đầu quý giá được dùng mò mẫm quanh các việc làm bấp bênh, năng lực để phát triển sẽ vĩnh viễn bị làm hư hỏng. Chính điều này có thể làm cho những người trẻ tức giận nhất. Triển vọng về sự bất an toàn triền miên hợp không thoải mái với một cảm giác rằng nó bị xếp đặt, không phải tất yếu.

Đây là tóm tắt về nó. Phần trẻ của precariat đang xỉ vả chống lại sự làm mờ ánh sáng giáo dục và chống lại sự hàng hóa hóa đời sống, mà trong đó có sự va chạm giữa một quá trình giáo dục thương mại và các việc làm gây xa lánh mà tỏ ra thấp hơn trình độ được cho là họ có. Họ chia sẻ một tầm nhìn về cuộc sống như một vở kịch đang diễn ra về sự vỡ mộng địa vị, thế nhưng bác bỏ sự buồn tẻ của chủ nghĩa lao động mà đã là số phận của thế hệ của cha mẹ họ. Cần sự suy nghĩ lại nào đó.

Người già: kẻ cười người khóc

Thế giới đang ‘già đi’, một ý tưởng tỉnh táo mà đã trở thành một phần của từ vựng của chúng ta. Ta có thể mô tả cùng quá trình như ‘trẻ ra’, vì tuy người dân sống lâu hơn và phần của dân cư trong các nhóm già hơn đang tăng lên, nhiều ‘người già’ vẫn tích cực và năng động trong thời gian dài hơn. Thường nghe rằng người 70 mươi tuổi ngày nay là người 50 tuổi của ngày hôm qua. Đấy có thể là tư duy tự ru ngủ (wishful thinking) với vài người, nhưng nó đại thể đúng.

Trong khi những người trẻ gặp rắc rối khi bắt đầu cuộc đời có thể sống được, những người cao tuổi bị lẫn lộn, một số theo cách dễ chịu, một số theo cách thảm hại. Sau hàng thập kỷ được bảo rằng không cần đến họ nữa, việc về hưu non được làm cho dễ dàng trong các suy thoái, bây giờ họ được bảo phải làm việc dài hơn.

Trong suy thoái đầu tiên của thời đại tân-tự do, trong đầu các năm 1980, các chính phủ nước giàu đã đẩy những người cao tuổi vào bóng tối kinh tế, làm dễ cho họ để hưởng trợ cấp mất sức, cho dù nhiều người đã không mất sức, hay hưởng trợ cấp thất nghiệp đặc biệt hay về hưu non. Mục tiêu đã là giải phóng việc làm cho thanh niên. Nhưng tuy nó đã có vẻ thông minh đối với các chính trị gia lúc đó, chính sách đã là một thất bại tốn kém. Kết quả chính đã là, tuổi về hưu thật sự đã lao xuống dưới tuổi chính thức. Vào 2004, trong các nước OECD, chỉ 60 phần trăm của những người có tuổi 50–64 đã ở trong việc làm, so với 76 phần trăm của những người ở tuổi 24–49.

Trong lúc đó, ở các nước giàu, phụ nữ trẻ đã ngừng có con; tỷ lệ sinh nở đã sụt xuống dưới tỷ lệ tái sinh sản. Đột nhiên, các chính phủ trở nên lo lắng về ‘bom hưu nổ chậm’, khi số người tới tuổi về hưu vượt quá số người lao động trẻ tham gia lực lượng lao động những người có thể đóng góp cho các sơ đồ hưu trí. Một cuộc khủng hoảng được tích tụ dần.

Cái chết chậm của trợ cấp hưu trí

Thời của trợ cấp và hưu trí đã là một kỳ quan của thế giới hiện đại, cho dù nó đã chỉ kéo dài trong một phần bé tẹo của lịch sử. Nó đã là một phần của ảo tưởng toàn cầu hóa. Trong vài năm ở các nước đã công nghiệp hóa, số thuần của thuế và các khoản đóng góp an sinh xã hội, các khoản trợ cấp hưu trí bắt buộc đã đạt trung bình 70 phần trăm của thu nhập thuần trước và hơn 80 phần trăm cho những người được trả lương thấp. Ở Hà Lan trong 2005, lương hưu thuần trung bình đã vượt thu nhập trung vị thuần; ở Tây Ban Nha, nó đã hơn 80 phần trăm; ở Ý, Thụy Điển, Canada và Pháp, trên 60 phần trăm; tại Đức và Hoa Kỳ, gần 60 phần trăm. Chỉ ở Vương Quốc Anh và Nhật Bản, giữa các nước OECD lớn, nó đã vẫn dưới 50 phần trăm. Hưu trí nhà nước ở Anh đã sụt xuống thấp đến mức sự liên kết với thu nhập đã bị chính phủ Thatcher cắt đứt và được phục hồi kể từ 2012.

Cái làm các chính trị gia và các nhà phân tích quỹ hưu sợ hãi là số học đơn giản. Phần của dân cư thế giới có tuổi 65 hay cao hơn sẽ gấp đôi giữa 2010 và 2040, lên 14 phần trăm. Ở Tây Âu, trừ phi các cổng nhập cư được mở, tỷ lệ sẽ tăng từ 18 phần trăm lên hơn 28 phần trăm. Vào 2050, một phần năm của 9 tỷ dân của thế giới sẽ trên 60 tuổi, và ở các nước giàu ngày nay sẽ là một phần ba. Gần một trong mười người sẽ trên 80 ruổi. Các nước đang phát triển có rồi 490 triệu người trên 60 tuổi; số đó sẽ tăng lên 1.500 triệu vào 2050. Liên Hợp Quốc ước lượng rằng ước tính tuổi thọ vào lúc sinh sẽ tăng từ 68 trong 2010 lên 76 vào 2050 và ở các nước giàu từ 77 lên 83. Và sẽ có rất nhiều phụ nữ già, vì tính trung bình họ sống dai hơn đàn ông 5 năm.

Những người khác thậm chí lạc quan hơn về sự trường thọ. Họ ước lượng rằng xu hướng dài hạn hướng lên đã là khoảng ba tháng một năm, như thế vào 2050 ước tính tuổi thọ ở các nước trường thọ sẽ vượt xa 90. Điều đó đến với năng lực tăng lên để là lanh lợi. Sự ốm yếu tàn tật giữa những người trên 65 tuổi đã giảm, và đã có một sự cô đọng tỷ suất bệnh vào năm cuối cuộc đời. Như thế sẽ có nhiều người già linh lợi ở xung quanh.

Rắc rối là, (hệ thống) hưu đã không được thiết kế cho cái đang diễn ra trong thế kỷ thứ hai mươi mốt. Khi Hoa Kỳ đưa ra sơ đồ An sinh Xã hội (hưu trí nhà nước) của nó trong 1935 để ngăn chặn sự nghèo tuổi già, tuổi về hưu đã là 65 trong lúc ước tính tuổi thọ là 62. Kể từ đó, ước tính tuổi thọ đã tăng lên 78. Trong 1983, Hoa Kỳ đã ra luật để tăng tuổi về hưu lên 67, trong các bước nhỏ, vào 2027. Nhưng điều này có nghĩa là lời hứa hưu trí sẽ tiếp tục phủ nhiều năm hưu hơn trong các năm 1930, trừ phi có những thay đổi thêm. Sẽ có. Những diễn tiến tương tự sẽ xảy ra ở tất cả các nước giàu.

Sự thực chính cho phân tích của chúng ta là, về trung bình người ta có thể dùng thời gian rất dài trong sự về hưu danh nghĩa. OECD đã ước lượng trong 2007 rằng, trong các nước thành viên của nó, đàn ông có thể dự tính giữa 14 và 24 năm trong hưu trí, phụ nữ giữa 21 và 28. Số này đã là 50 phần trăm cao hơn trong 1970 và đã là một ước lượng thấp khi sử dụng ước tính tuổi thọ trong 2007 hơn là trong tương lai. Tình hình là không thể duy trì được về mặt tài khóa.

Theo IMF,  giá phải trả của cú sốc tài chính sẽ chẳng đáng là bao so với cái giá của ‘khủng hoảng lão hóa’. Tính toán của nó dựa trên các áp lực quỹ hưu hiện thời, một sự tiếp tục của hình mẫu hiện thời về sự tham gia lực lượng lao động và một tỷ lệ ‘sự phụ thuộc tuổi già’ – số người có tuổi 15–64 chia cho số người có tuổi 65 và già hơn. Ở EU, tỷ lệ này sẽ sụt từ bốn xuống hai trong 2040. Như thế, trong lúc ngày nay cần sự đóng góp của bốn người làm để hỗ trợ một người nghỉ hưu, số đó sẽ sụt xuống chỉ hai. Thách thức còn lớn hơn, vì không phải mọi người ở tuổi 15–64 là trong lực lượng lao động. Tính đến điều này, tỷ lệ phụ thuộc tuổi già sẽ giảm từ vừa đúng dưới 3 xuống vừa đúng dưới 1,5. Nói đại thể, mỗi ba người trong lực lượng lao động sẽ được kỳ vọng để hỗ trợ hai người trên tuổi 65, nếu tất cả họ có lương hưu.

Điều đó sẽ không xảy ra. Chính ý tưởng về hưu trí sẽ tàn đi, cùng với lương hưu, mà đã phù hợp với thời đại công nghiệp. Phản ứng lại với khủng hoảng tài khóa đã là đẩy lùi các sơ đồ về hưu sớm và các trợ cấp khuyết tật liên quan đến tuổi, hạ lương hưu nhà nước, nâng tuổi mà tại đó người dân có thể đòi lương hưu nhà nước và nâng tuổi mà tại đó họ có thể đòi một lương hưu nhà nước đầy đủ. Các tỷ lệ đóng góp đã leo lên và tuổi mà tại đó người dân có thể nhận lương hưu đã tăng lên, nhiều cho phụ nữ hơn cho đàn ông để đạt sự bình đẳng. Số năm đóng góp để có được quyền hưởng lương hưu nhà nước đã tăng lên, với số năm đòi hỏi để nhận được lương hưu đầy đủ tăng lên thậm chí nhiều hơn. Trong một số nước, nhất là ở Scandinavia, tuổi về hưu hợp pháp có đủ tư cách cho lương hưu nhà nước bây giờ được neo vào ước tính tuổi thọ, sao cho sự tiếp cận đến lương hưu sẽ lùi xa dần khi người dân về trung bình sống lâu hơn và sẽ lùi xa dần với mỗi đột phá y tế.

Điều này rốt cuộc là sự xé nát khế ước xã hội cũ. Nhưng bức tranh còn phức tạp hơn, vì trong khi các chính phủ được thuyết phục là chúng ở trong một lỗ thủng tài khóa với lương hưu, chúng lo lắng về tác động của lão hóa lên cung lao động. Dẫu có vẻ kỳ quái ở giữa cuộc suy thoái, các chính phủ đang tìm cách giữ những người lao động già hơn trong lực lượng lao động hơn là dựa vào một khoản lương hưu bởi vì chúng nghĩ sẽ thiếu người làm việc. Có cách nào tốt để khắc phục tình trạng này hơn là để làm dễ hơn cho những người cao tuổi ở trong precariat?

Từ hưu non đến lao động hưu

Ở đây các nhà hoạch định chính sách có một cửa mở. Bởi vì nhiều việc làm hơn có đặc trưng precariat, những người cao tuổi được đánh giá tốt hơn để nhận chúng, và bởi vì có nhiều người già hơn ở xung quanh, nhiều việc làm hơn được đưa vào precariat. Việc này đang đảo ngược một xu hướng dài.

Vương Quốc Anh là một thí dụ tốt. Les Mayhew (2009) đã quan sát rằng phần của người dân trong lực lượng lao động sụt mạnh sau tuổi 50 – đại thể khi sự đủ tư cách hưu tư nhân bắt đầu. Vào tuổi 64 ít hơn một nửa đàn ông và ít hơn một phần ba phụ nữ tiến hành hoạt động lao động. Hầu hết là khỏe mạnh và sức khỏe của người dân tuổi 50–70 luôn đang tăng lên. Một người tuổi cao càng khỏe mạnh và càng có học, thì càng có khả năng hơn là tích cực về mặt kinh tế. Mayhew đã ước lượng rằng, xét trung bình, người dân đủ khỏe mạnh để tiếp tục làm việc trong 11 năm vượt quá tuổi về hưu hiện hành do nhà nước quy định là 65. Số những người cao tuổi có khả năng làm việc là khổng lồ.

Nhiều người đang làm thế rồi, thường không được ghi chép. Nhiều người vững chắc ở bên trong precariat. Quả thực, những người cao tuổi đã trở thành một động lực trong sự tăng trưởng của nó. Những người cao tuổi đã trở thành một nguồn lao động rẻ, được trả công thấp, được trao ít trợ cấp, bị sa thải dễ dàng. Trong một vài khía cạnh, họ đóng các vai trò giống như những người di cư, mà được xem xét muộn hơn. Trong một khía cạnh, họ không giống, mà là nhiều người chào đón một cách tích cực một cuộc sống precariat, theo nghĩa hẹp của từ. Họ thường biết ơn chỉ để được yêu cầu. Họ làm việc rồi với số lượng khổng lồ như những người tình nguyện. Tổ chức nhà hoạt động cho người già, Age Concern, đã ước lượng rằng trong sự hóa trang này họ đóng góp £30 tỷ một năm cho nền kinh tế Anh, mà không tính đến công việc làm ông làm bà (và, trong số trường hợp tăng lên, của công việc làm bố mẹ) của họ.

Những người cao tuổi bị lôi cuốn vào các hoạt động một phần thời gian, tạm thời và tự-làm chủ. Các thăm dò dư luận ở Hoa Kỳ và châu Âu đã thấy rằng, trừ ở Pháp và Đức, trong khi hầu hết nhóm tuổi sinh ồ ạt ủng hộ làm việc dài hơn vì một lương hưu lớn hơn, hầu hết muốn các việc làm một phần thời gian. Và một điều tra của Eurobarometer năm 2007 đã thấy rằng 61 phần trăm người Mỹ thích tự-làm chủ hơn là trong một việc làm. Tuy những người Âu châu dưới tuổi 24 đã hầu như nhiệt tình vì quyền tự do tương đối này và sự chấp nhận rủi ro, những người Âu châu già hơn đã thiên hơn một chút về ưa thích việc làm. Tuy vậy, các khác biệt tuổi tác đã nổi bật hơn các sự khác biệt quốc gia. Khoảng 57 phần trăm người Bồ Đào Nha thích tự-làm chủ, so với 30 phần trăm người Bỉ.

Có sự ủng hộ tăng lên cho các chính sách làm dễ hơn cho những người cao tuổi ở trong thị trường lao động sau tuổi hưu. Cả những người trẻ lẫn người già xem việc này một cách tích cực, mặc dù thái độ thay đổi theo từng nước. Hầu như chín trong mười người ở Vương Quốc Anh, Đan Mạch, Phần Lan và Hà lan đã bảo Eurobarometer rằng những người già hơn phải được giúp đỡ để tìm việc nếu họ muốn. Ngược lại, 55 phần trăm những người Hy Lạp đã phản đối, và ở Hy Lạp, Cyprus, Hungary, Ý và Bồ Đào Nha, một đa số đã cảm thấy rằng những người cao tuổi sẽ lấy việc làm khỏi những người trẻ.

Trong suy thoái sau-2008, các chính phủ đã làm ngược cái chúng đã làm trong các năm 1980, khuyến khích những người cao tuổi ở lại trong thị trường lao động bằng hạn chế trợ cấp khuyết tật và làm cho khó hơn để về hưu non. Nhiều người cao tuổi đã hoãn các ý nghĩ về hưu bởi vì các khoản tiết kiệm hưu của họ bị sự tan chảy tài chính đánh trúng.

Để lộ ra, việc làm người cao tuổi đã không giảm trong suy thoái sau-2008 nhiều như việc làm người trẻ. Tại Hoa Kỳ, một phần do sự ăn mòn của tiết kiệm hưu, cung lao động già đã tăng lên. Một điều tra đã thấy rằng 44 phần trăm những người trả lời có tuổi trên 50 đã có kế hoạch hoãn về hưu, nửa trong số đó dự định ở lại trong lực lượng lao động ba năm dài hơn dự kiến trước. Hơn một phần tư lực lượng lao động Mỹ có tuổi trên 55, như thế ngụ ý một sự tăng đáng kể trong lực lượng lao động người cao tuổi. Theo các điều tra hàng năm của Employment Benefit Research Institute, sự thay đổi đã là đầy kịch tính. Trong 2007, 17 phần trăm đã có kế hoạch nghỉ hưu trước tuổi 60; trong 2009, chỉ 9 phần trăm đã làm vậy. Những người dự định về hưu giữa 60 và 65 tuổi cũng sụt giảm. Những người lên kế hoạch về hưu sau 65 tuổi đã tăng từ 24 lên 31 phần trăm, và những người kỳ vọng không hề về hưu đã nhảy từ 11 lên 20 phần trăm. Điều này tiêu biểu cho một sự thay đổi đến thế nào trong viễn cảnh tinh thần! Nó không phải là hiệu ứng cổ điển ‘người lao động phụ’, như đã là chuẩn của mọi suy thoái trong thế kỷ thứ hai mươi. Nó là cái gì đó mới.

Lão hóa đang tạo ra các thách thức rắc rối cho các mối quan hệ giữa-thế hệ. Trong xã hội công nghiệp, thanh niên và những người lớn ở tuổi tốt nhất đã chịu trách nhiệm về các nhu cầu của con cái họ và đã không phải lo về cha mẹ bởi vì họ đã chết hay đã không được kỳ vọng ở quanh trong thời gian rất dài hay đã không đưa ra nhiều đòi hỏi nếu họ còn. Ngày nay, nhiều thanh niên, thấy một cuộc sống trong precariat, không thể dự định hỗ trợ cha mẹ, đặc biệt vì việc này có thể cần để tiếp tục trong nhiều năm. Và, bởi vì việc sinh con muộn hơn, triển vọng bị làm cho nản lòng hơn bởi ý nghĩ rằng họ sẽ đồng thời hỗ trợ con cái và cha mẹ già.

Như thế những người cao tuổi đang mất triển vọng được hỗ trợ từ con cái họ. Điều đó đẩy nhiều người hơn vào nguồn cung ứng lao động, để là một phần tự nguyện của precariat. Nhưng nhà nước không trung lập. Một thế hệ già hơn bị cắt khỏi sự hỗ trợ gia đình có thể trở thành một gánh nặng tài khóa. Một số chính phủ từ chối chịu đựng viễn cảnh này. Chindia đang dẫn đầu. Ở Trung Quốc, như ở Ấn Độ, một luật được thông qua trong 1996, biến nó thành một nghĩa vụ pháp lý đối với những người lớn để chăm sóc cho cha mẹ họ. Trong hình thức hóa một truyền thống Khổng giáo, nhà nước đã khám phá ra truyền thống đã bị căng thẳng. Nỗi sợ là quy tắc ‘4–2–1’ sẽ lan ra, với một con có trách nhiệm hỗ trợ hai bố mẹ và bốn ông bà. Và người dân thấy khó hơn để sống trong một đơn vị tam đại đồng đường (ba thế hệ) bởi vì tính di động địa lý.

Ở các nước khác, nhà nước đặt nhiều hy vọng hơn vào những người cao tuổi ‘có thể làm việc được’ đang chăm sóc người già yếu đuối và vào nhiều phụ nữ hơn chấp nhận gánh nặng gấp ba của chăn sóc con cái, chăm lo người già và việc làm có trả công, với những người làm công tác xã hội và chăm lo nhà cửa đẩy sự đình đốn lên.

Thế hệ được bao cấp

Precariat được tăng cường bởi những người cao tuổi không quan tâm đến sự xây dựng sự nghiệp hay sự an toàn công ăn việc làm dài hạn. Việc này khiến họ là một sự đe dọa đối với thanh niên và những người khác trong precariat, vì họ có thể nông nổi nhận các việc làm ngõ cụt lương thấp. Họ không bị thất vọng bởi sự không có sự nghiệp, theo cách những người trẻ có thể là. Nhưng những người cao tuổi cũng có thể là những kẻ khóc hay những người cười.

Những người cười chỉ muốn cái gì đó để làm. Họ có lương hưu để dùng, các khoản thế chấp mua nhà của họ đã trả xong, họ có bảo hiểm sức khỏe và con cái họ ở ngoài vòng tay của họ, có lẽ còn sẵn để giúp đỡ hay cho họ sự hỗ trợ tài chính, hay đó là cái họ hy vọng. Nhiều người tìm và thấy ‘sự cân bằng công việc–đời sống’ khó đạt đó.

Sự cân bằng thường được xem như cái gì đó đáng lo đối với cặp trẻ với con cái. Nhưng các nhân tố khác giữa những người cao tuổi cũng mạnh mẽ. Lucy Kellaway (2009) đã bị bối rối khi một cựu giám đốc tiếp thị 56-tuổi bảo bà là ông đã trở thành một người đưa thư:

“Nhưng rồi ông đã nói cái gì đó hợp lý hơn. Việc làm mới của ông đã cho phép ông phục hồi tâm trí mình. Khi ông về nhà lúc 1 giờ chiều mỗi ngày ông không phải cho công việc một ý nghĩ khác cho đến tận 7,30 sáng hôm sau. Trong việc làm cũ của ông, các mối lo từ văn phòng đã liên tục ở trong đầu ông, làm cho các khớp thần kinh của ông quá rệu rã để cho phép ông chú tâm đúng mức vào bất cứ thứ gì khác. Và rồi tôi đã bắt đầu nhận ra vì sao ông đã thích việc làm của mình đến vậy. Nó chẳng liên quan gì đến việc là một người đưa thư thú vị ra sao theo nghĩa tuyệt đối nhưng lý thú ra sao so với là một nhà quản lý cấp cao. Ông thích thú lôi cái túi lớn của mình bởi vì ông biết lựa chọn thay thế khác là gì. Ông biết khốn khổ thế nào để tốn cả đời làm việc của mình đi thử bắt mọi người làm những thứ họ không muốn làm và chịu trách nhiệm về những thứ bạn không thể thay đổi.”

Nhiều người cao tuổi đã có thể liên quan đến điều đó, thậm chí đến cảm thấy thỏa mãn để làm cái gì đó không có sự nghiệp nào. Họ nhận việc làm tạm thời mà trong đó họ cố ý không tận dụng các năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm của họ. Với tư cách như vậy, họ có thể là các đối thủ cạnh tranh chưa từng có đối với những người lao động trẻ thử leo lên một chiếc thang nghề nghiệp.

Trong lúc đó, những kẻ khóc không có lương hưu, có một khoản thế chấp mua nhà chưa trả hết hay chẳng có nhà cửa nào. Họ cần tiền; họ sợ bị đẩy ra ngoài đường, như một ‘mụ vô gia cư kéo túi-bag lady’ hay ‘ông kéo túi-bag man’. Sự tuyệt vọng của họ khiến họ là một sự đe dọa đối với những người khác trong precariat, vì họ sẽ nhận bất cứ việc gì. Và, dù là những kẻ khóc hay những người cười, những người cao tuổi được giúp để cạnh tranh với thanh niên trong precariat, khi các chính phủ phản ứng lại với sự kết hợp của khủng hoảng hưu trí và sự nhận thức rằng trong dài hạn sẽ có một sự thiếu hụt lao động.

Thứ nhất, các chính phủ đang đưa ra các trợ cấp cho các khoản đầu tư hưu trí tư nhân (và vài khoản đầu tư công). Sợ các chi phí hưu tăng lên, các chính phủ đã đưa ra các khuyến khích thuế cho các khoản tiết kiệm hưu trí. Các khuyến khích này là không bình quân, như hầu hết các trợ cấp. Chúng là một khoản đút lót cho những người có thể có đủ sức để làm cái là lợi ích dài hạn của họ. Từ một quan điểm công bằng, chúng khó được biện minh. Trợ cấp cho phép những người cao tuổi cạnh tranh hiệu quả hơn với những người lao động trẻ. Những người ở tuổi 50 và 60 có được thu nhập hưu từ các sơ đồ được trợ cấp cua họ và như thế có thể nhận các việc làm với tiền công thấp hơn, mà không có các đóng góp hưu từ các chủ sử dụng lao động. Và họ sẽ có ý thiên hơn để làm việc ‘ngoài sổ sách’.

Thứ hai, các chính phủ đang cổ vũ các hãng để giữ các nhân viên già hơn và thậm chí để tuyển mộ họ. Một số chính phủ đưa ra các trợ cấp ở đây nữa. Ở Nhật Bản, làm việc vì thu nhập vượt quá xa tuổi hưu đang trở thành chuẩn. Nhưng các hãng như Hitachi đang tuyển lại nhiều người đạt tuổi 60 với tiền lương thấp hơn (trong trường hợp của Hitachi, 80 phần trăm của lương chính quy), với địa vị thấp và không có thâm niên, được hỗ trợ bởi một trợ cấp nhà nước.

Thứ ba, những người cao tuổi là một trong các đường biên giới cuối cùng cho quy định bảo hộ. Bởi vì các hình ảnh được hình thành trong xã hội công nghiệp, sự phân biệt tuổi tác vẫn tràn lan. Các nhà hoạch định chính sách đang chiến đấu với việc này. Nó đã bắt đầu với Bộ luật Phân biệt Tuổi tác trong Việc làm năm 1967, mà đã được thiết kế để tạo các cơ hội bình đẳng cho những người trên 40. Nó được sửa muộn hơn sao cho các hãng có thể đề ra các tuổi về hưu bắt buộc cho hầu hết việc làm. Ở Pháp, chính phủ áp đặt một loại thuế – đóng góp Delalande, tối đa một năm lương – lên bất cứ hãng nào đuổi việc những người lao động già hơn (50 tuổi). (Thế nhưng) loại thuế này đã hoạt động như một sự cản trở việc thuê những người cao tuổi và năm 2010 đã ở trong quá trình bỏ đi. Nhưng trong nhiều nước, được hướng dẫn bởi một chỉ thị EU, có một mệnh lệnh cấm sự phân biệt tuổi tác.

Nếu người ta chấp nhận rằng năng suất giảm với tuổi, thì các luật chống phân biệt tuổi có thể dẫn các chủ đến sử dụng các chiến thuật khác để giải thoát mình khỏi những người có năng suất thấp hơn. Nếu các chính phủ thủ bù cho cảm nhận về năng suất thấp hơn bằng việc cung cấp các trợ cấp cho những người cao tuổi, chúng có thể làm ngang bằng các cơ hội. Nhưng, trong một hệ thống dịch vụ, các sự khác biệt năng suất có thể không lớn; các chính sách dự định làm ngang các cơ hội có thể thực sự lại củng cố các lợi thế của những người cao tuổi. Vegard Skirbekk của International Institute for Applied Systems Analysis đã cho thấy là, trong nhiều việc làm quả thực năng suất có giảm trong tuổi trung niên. Trong khi các việc làm 3D (dirty-bẩn, dangerous-nguy hiểm và demanding-đòi hỏi khắt khe) có thể đã co lại, nhiều việc làm hơn đòi hỏi các kỹ năng nhận thức, mà giảm sút giữa những người ở tuổi 50 của họ. ‘Sự hiểu biết dễ thay đổi’ giảm, kể cả các kỹ năng chữ số và khả năng để hiệu chỉnh với cái mới. Nhưng, may cho những người cao tuổi, ‘sự hiểu biết được kết tinh’ – kiến thức chung, kinh nghiệm và khả năng lời nói – không giảm cho đến khi già. Cũng có thể là, những người với kinh nghiệm có định hướng sự nghiệp hơn kiếm được các năng lực mà những người bị phơi ra lâu với một cuộc sống precariat không có, cho họ một lợi thế ở nhiều việc làm dịch vụ.

Quyết định hơn, những người cao tuổi được bao cấp bởi không cần các trợ cấp doanh nghiệp khác nhau mà các công nhân trẻ hơn muốn có. Họ không cần sự hứa hẹn về nghỉ thai sản, nhà trẻ, bảo hiểm y tế, trợ cấp chỗ ở, tư cách thành viên các câu lạc bộ thể thao và vân vân. Như thế, bởi vì họ có chi phí ít hơn, những người cao tuổi đang làm xói mòn vị thế mặc cả của những người trẻ.

Tại Hoa Kỳ, các công ty đang với tới nhóm sinh ồ ạt sắp-nghỉ hưu, đưa ra các khuyến khích để đem lại nhiều việc hơn từ họ hay tận dụng ưu thế về các khoản giảm thuế. Thí dụ, Cisco Systems, nhà sản xuất thiết bị truyền thông, đã kết nối ‘mạng các lãnh đạo di sản’ (các nhân viên sắp nghỉ hưu) được gọi tên tao nhã với ‘mạng thuê mới’ (một uyển ngữ ít ấn tượng hơn) của nó để khuyến khích chuyển giao tri thức. Điều này tạo ra nhiều công-việc-cho-lao-động hơn bởi những người cao tuổi và tăng cường đầu vào lao động. Tên lạ kỳ là ‘mentoring-cố vấn cho’; tên không-lạ là đào tạo chi phí thấp.

Khi những người hưu trở nên đông hơn, sự bực bội của các công nhân ngày nay với việc trả tiền cho các công nhân hôm qua sẽ tăng lên, đặc biệt khi họ không được hứa cùng sự đối xử. Các hệ thống hưu nhiều trụ cột có một kết cục, với các sơ đồ tư nhân trở thành phần thêm được trợ cấp cho các sơ đồ công đang co lại. Chúng mở ra các bước tới các sơ đồ tiết kiệm suốt đời, mà về lý thuyết sẽ hợp với precariat và các profician, thêm một nguồn an toàn thu nhập qua các trợ cấp có thể tiếp cận được trong lúc cần thiết. Về thực tiễn, các thay đổi có thể khiến nhiều người bấp bênh bởi vì họ không thể đóng góp đều đặn hay đủ. Người dân không có khả năng để tiết kiệm đủ để bảo hiểm các rủi ro hưu, và có sự trợ cấp-chéo hạn chế loại tồi được thấy trong các sơ đồ bảo hiểm xã hội.

Các rủi ro hưu trí bị trầm trọng thêm bởi khả năng của các quỹ hưu trí phá sản hay tiến hành các khoản đầu tư tồi, như đã xảy ra sau sự sụp đổ tài chính. Chính người cao tuổi là những người chịu các rủi ro này, mà là một lý do vì sao trong mỗi cuộc suy thoái họ sẽ mở rộng nguồn cung ứng lao động, đẩy thất nghiệp lên và hạ tiền công xuống.

Khuyến khích những người cao tuổi lao động có thể có các chi phí khác cho nhà nước. Nhiều lao động hơn có thể có nghĩa là những người cao tuổi làm ít công việc không được trả công hơn. Nhiều người về hưu đảm nhận công việc tự nguyện và chăm sóc, trôn nom cháu, cha mẹ già nua và vân vân. Đẩy nhiều người hơn vào precariat cũng sẽ có các chi phí ở đó nữa. Nhưng vấn đề lớn nhất sẽ là, những người cao tuổi được bao cấp so với các công nhân trẻ và tương đối dễ bảo để chấp nhận một địa vị precariat. Giải quyết các căng thẳng sẽ đòi hỏi các cải cách thêm, theo đường lối được đề xuất trong Chương 7.

Các thiểu số sắc tộc

Không rõ là các thiểu số sắc tộc sẽ luôn có một thiên hướng để gia nhập precariat. Chúng ta nhắc tới họ ở đây bởi vì họ đối mặt với các rào cản thị trường lao động cao. Nhưng có bằng chứng rằng các thiểu số sắc tộc thử tái tạo các vị thế nghề nghiệp thích hợp (niche) của họ qua các thế hệ, thường làm vậy qua các doanh nghiệp gia đình và các liên hệ và mạng lưới sắc tộc.

Điều này hẳn không đúng cho tất cả các thiểu số. Như thế, trong khi suy thoái Mỹ sau-2008 đã là một ‘mancession’, đàn ông da đen đã bị giáng nặng nhất. Một nửa của tất cả đàn ông da đen trẻ đã thất nghiệp vào cuối 2009, và số thống kê gây sửng sốt này đã dựa trên một con số lực lượng lao động mà loại trừ tất cả những người trong tù, vào lúc khi những người da đen sau song sắt đã nhiều gần năm lần những người da trắng.

Những người đàn ông da đen Mỹ chịu một sự kết hợp tàn nhẫn của các hoàn cảnh – hồ sơ nhà tù, sự tập trung trong các vùng thất nghiệp cao và thiếu các tiếp xúc trong các doanh nghiệp nhỏ, cũng như sự học ở trường dưới trung bình. Vào 2010, chỉ khoảng nửa của tất cả những người lớn da đen trong việc làm, tỷ lệ đã là gần 40 phần trăm giữa các đàn ông da đen trẻ. Đối với người lớn da trắng nó đã là 59 phần trăm. Những người da đen thất nghiệp đã thất ngiệp trung bình năm tuần dài hơn những người khác, làm nổi bật sự mất các kỹ năng, thái độ tích cực, các mối tiếp xúc và vân vân. Các cơ hội về xây dựng một sự nghiệp và tránh một cuộc sống trong precariat đã mỏng manh.

‘Những người khuyết tật’: một khái niệm đang được xây dựng lại?

Khái niệm về ‘những người khuyết tật’ là không may. Tất cả chúng ta đều có sự hư hại hay khuyết tật loại nào đó. Hầu hết chúng ta trải qua cuộc sống mà không có nhiều người biết hay quan tâm về các sự hư hại – thân thể, tinh thần, tâm lý hay bất cứ gì – của chúng ta. Nhưng nhiều người đau khổ bởi vì sự hư hại cá biệt của họ được chú ý và được tính đến trong việc họ được đối xử thế nào.

Trong thế giới bị nhồi nhét về mặt điện tử của sự chẩn đoán và truyền thông tức thời ngày nay, là dễ hơn để nhận diện và phân loại sự hư hại của một cá nhân và để tag (gắn thẻ) cá nhân đó vĩnh viễn. Điều này có nghĩa là rất nhiều người hơn bị đánh giá cho sự phân loại, sự đối xử hay sự bỏ mặc. Trong số đó là một bức tường lù lù của sự phân biệt đối xử.

Đấy là cách mà sự khuyết tật và precariat đến cùng nhau. Những người được nhận diện như khác nhau không chỉ có khả năng hơn để thấy các cơ hội cuộc sống bị hạn chế ở các lựa chọn bấp bênh mà họ cũng có khả năng hơn bị đẩy theo cách đó. Và một khía cạnh của các xã hội lão hóa là, nhiều người hơn đang chuyển vào tuổi già được đánh dấu bởi các khuyết tật, và cuộc sống dài hơn của họ cho nhiều người hơn để ý lâu hơn đến họ.

Nhà nước đã phản ứng lại sự nhận ra ngày càng tăng về sự khuyết tật bằng xây dựng một kho chính sách. Về mặt thị trường lao động, chúng có các hệ thống quota được thể chế hóa, các nơi làm việc chuyên biệt, các luật chống-phân biệt, các sự sửa đổi cơ hội nơi làm việc ngang nhau và vân vân. Và chúng đã ngày càng thử để lọc người nghèo xứng đáng ra. Trong các năm 1980, nhiều nước đã dùng đến các trợ cấp bất lực, thường làm vậy trên một cơ sở lỏng lẻo, để chuyển những người thất nghiệp ra khỏi lực lượng lao động hoàn toàn. Vào đầu thế kỷ thứ hai mươi mốt, các chính phủ đã ngó tới các hóa đơn trợ cấp tăng cao với con mắt tài khóa ngờ vực và đã bắt đầu giảm chúng bằng việc xử lý lại sự khuyết tật về mặt y tế, bằng tìm cách để làm cho nhiều người khuyết tật hơn trở thành ‘có thể thuê được’ và bằng đẩy họ vào việc làm. Nhiều người đã gia nhập precariat qua cửa bên.

Suy ngẫm về một khía cạnh ít được thảo luận trong các tranh luận công khai, ‘sự khuyết tật từng đoạn-episodic disability’. Việc này gây ra một mối liên hệ tăng lên giữa sự khuyết tật và precariat. Hàng triệu người bị các bệnh mắc phải thi thoảng, trải từ chứng đau nửa đầu và trầm cảm đến bệnh đái đường và động kinh. Họ có khả năng là các lao động tạm thời của các thị trường lao động linh hoạt của thế giới, với các chủ miễn cưỡng để tuyển mộ và hăm hở để không dùng đến ‘thành tích sút kém’. Nhiều người sẽ bị trôi vào các việc làm bấp bênh và một chu kỳ bấp bênh của sự bất lợi và bất an toàn. Việc đó có thể làm tăng các khó khăn y tế của họ và gây ra những khó khăn khác. Những người với các khuyết tật từng đoạn có thể đối mặt với các rào cản trong hệ thống phúc lợi nữa. Họ có thể được bảo họ có khả năng lao động, mà đúng vậy, và bị từ chối các trợ cấp. Có lẽ đa số sẽ muốn việc làm có lương. Nhưng ai sẽ sử dụng họ khi những người khác được xem là ‘có thể tin cậy’ hơn?

Những người bị hình sự hóa: precariat từ sau song sắt

Precariat được nuôi bởi một số đông lạ thường của những người đã bị hình sự hóa theo cách này hay cách khác. Số họ đông hơn bao giờ hết. Một đặc điểm của toàn cầu hóa đã là sự tăng lên của sự bỏ tù.  Số người bị bắt, bị kết án và  bỏ tù ngày càng tăng, đang trở thành những người ngụ cư (denizen), mà không có các quyền quan trọng, hầu hết bị hạn chế ở một cuộc sống precariat. Điều này liên quan nhiều đến sự hồi sinh của thuyết vị lợi và một sự hăng hái cho việc trừng phạt những người phạm lỗi, kết đôi với năng lực kỹ thuật của nhà nước giám sát và sự tư nhân hóa các dịch vụ an ninh, nhà tù và các hoạt động liên quan.

Ngược với tiên đoán trong các năm 1970 của Michel Foucault, David Rothman và Michael Ignatieff, những người đã nghĩ rằng nhà tù đã trong sự sụt giảm tận cùng, nhà tù đã trở thành một định chế rộng và công cụ chính sách. Kể từ các năm 1970 số nhà tù đã tăng gấp đôi ở Bỉ, Pháp và Vương Quốc Anh; đã tăng gấp ba ở Hy Lạp, Hà Lan và Tây Ban Nha; và đã tăng gấp bốn ở Hoa Kỳ (Wacquant, 2008). Mỗi ngày thêm 700 người vào dân số nhà tù của Ý. Nhà tù là vườn ươm của precariat, một phòng thí nghiệm cho sinh hoạt precariat.

Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga đã trở thành những kẻ hình sự hóa lớn nhất, mỗi nước bỏ tù hàng triệu công dân của chính họ và nhiều người nước ngoài. Hơn một trong mỗi năm mươi người Mỹ có một hồ sơ tội phạm, làm giảm các quyền của họ trong xã hội. Các nước như Vương Quốc Anh và Pháp, sau khi đã tăng các tỷ lệ hình sự hóa của họ, đang bảo quản người dân như các denizen bị hình sự hóa. Khoảng 40 phần trăm của tất cả các tù nhân trong các nhà tù Anh đã một thời trong ‘hệ thống chăm sóc’. Họ giữ sự tái phạm bởi vì họ không có ‘việc làm’ nào và không thể có một việc làm bởi vì họ đã ở trong tù.

Việc hình sự hóa kết án người dân vào một cuộc sống precariat của các việc làm bấp bênh và không có sự nghiệp, và một khả năng bị hạ cấp để theo đuổi một tiến trình dài hạn của sinh hoạt ổn định. Có nguy cơ gấp đôi tại hầu như mọi lúc, vì ngoài bị trừng phạt vì bất cứ tội gì họ đã phạm, họ sẽ thấy sự trừng phạt đó bị nêu bật bởi các rào cản tới sự tham dự bình thường của họ vào xã hội.

Tuy vậy, cũng có sự tăng trưởng của một precariat bên trong các nhà tù. Chúng ta xem xét Trung Quốc đã nhờ đến lao động tù như thế nào trong Chương 4. Nhưng các nước không giống nhau như Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh và Ấn Độ đang chuyển theo các hướng giống nhau. Tổ hợp nhà tù lớn nhất của Ấn Độ ở bên ngoài Delhi, đã được tư nhân hóa, tất nhiên, đang sử dụng các tù nhân để sản xuất một dải rộng các sản phẩm, nhiều được bán online, với lao động rẻ nhất được thấy, làm việc với các ca tám giờ trong sáu ngày một tuần. Các tù nhân có bằng cấp được khoảng US$1 một ngày, các tù nhân khác ít hơn một chút. Trong 2010 bộ trưởng tư pháp Anh mới đã tuyên bố rằng lao động nhà tù sẽ được kéo dài, nói ông muốn các tù nhân làm việc 40 giờ một tuần. Việc làm nhà tù vì một số tiền thù lao còm đã là phổ biến từ lâu ở Hoa Kỳ. Precariat ở bên ngoài không nghi ngờ gì sẽ chào đón sự cạnh tranh.

Các điểm kết luận

Precariat không gồm những người với xuất thân y hệt nhau và không dược tạo thành chỉ từ các nhóm chúng ta đã nêu bật. Có lý để nghĩ là có các thứ đa dạng của precariat, với các mức độ khác nhau của sự bấp bênh và thái độ đối với việc có một cuộc sống precariat.

Sự tăng trưởng của precariat toàn cầu đã trùng với bốn sự thay đổi đáng chú ý. Phụ nữ đã chiếm chỗ đàn ông, đến điểm nơi có lời nói về ‘mancession-nhượng lại đàn ông’ và nữ hóa các thị trường lao động. Đàn ông đã bị kéo lê vào precariat, trong phi phụ nữ đã phải đương đầu với gánh nặng gấp ba. Đáng chú ý hơn, những người cao tuổi đã hành quân quay lại vào các thị trường lao động, được bao cấp trong nhận các việc làm precariat và đẩy tiền công và các cơ hội cho thanh niên xuống. Về phần mình, thanh niên đối mặt với sự thất vọng địa vị, các triển vọng không có sự nghiệp và sự cạnh tranh được bao cấp từ trong nước và nước ngoài. Nếu họ không nhượng bộ vì cái tốt hơn, họ chịu rủi ro bị chê bai là lười biếng, như chúng ta sẽ thấy. Đó là một thế bế tắc.

Cũng đáng chú ý, theo tỷ lệ nhiều người lớn hơn có vẻ bị khuyết tật nào đó được công nhận về mặt xã hội, làm cho họ càng có khả năng hơn để bị hạ xuống lao động bấp bênh không có nghề nghiệp, có lẽ được nhà nước trợ cấp. Và cuối cùng, vì mọi loại lý do, nhiều đồng bào của chúng ta bị hình sự hóa và để lại ít lựa chọn goại trừ các thanh thang thấp của precariat. Vẫn phải xem xét những người có lẽ được mô tả hay nhất như bộ binh nhẹ của toàn bộ quá trình, những người di cư.

– – – – –

MỤC LỤC 

Chương mở đầu:  Lời giới thiệu – Lời nói đầu  Danh mục chữ viết tắt 

Chương 1.  Precariat 

Chương 2.  Vì sao Precariat đang Tăng?

Chương 3.  Ai gia nhập Precariat?

Chương 4.  Những người Di cư: Các nạn nhân, kẻ xấu hay người hùng?

Chương 5.  Lao động, Công việc và sự Thúc ép Thời gian

Chương 6.  Một nền Chính trị Địa ngục

Chương 7.  Một nền Chính trị Thiên đường

Phụ chương a:  Tài liệu tham khảo

Phụ chương b:  Index

Bình Luận từ Facebook